| Hotline: 0983.970.780

Làm sao tìm kiếm công bằng cho người chuyển giới?

Thứ Bảy 07/07/2018 , 08:01 (GMT+7)

Bộ Y tế tuyên bố đã hoàn thành dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, và dự kiến sẽ trình Quốc hội để thông qua trong thời gian gần nhất.

Đây là một tin vui không chỉ với những người chuyển giới mà còn tác động tính cực đến cộng đồng LGBT (bao gồm người đồng tính, song tính và chuyển giới). Công bằng cho người chuyển giới là một vấn đề mà xã hội văn minh phải hướng đến.

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Bùi Anh Tấn - người đầu tiên ở Việt Nam chọn đề tài nhạy cảm này để sáng tác những cuốn sách nổi tiếng như “Một thế giới không có đàn bà” hoặc “Les - Vòng tay không đàn ông”!

11-51-58_nh_vn_bui_nh_tn
Nhà văn Bùi Anh Tấn

Thưa nhà văn Bùi Anh Tấn! Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số lượng người chuyển giới. Tuy nhiên, họ là một cộng đồng cần phải quan tâm. Theo anh, người chuyển giới ở Việt Nam có đặc điểm gì?

Theo tôi hiểu cụm từ “người chuyển giới” Việt Nam hiện nay rất mập mờ. Thực tế trên mặt bằng văn bản pháp luật của chúng ta chưa có một văn bản nào công nhận về người chuyển giới Việt Nam, thực tế người chuyển giới Việt Nam ra nước ngoài giải phẫu và về Việt Nam mới một hình hài “mới” nam/nữ, tuy nhiên do không được thừa nhận về luật nên vẫn là “người cũ” (trong chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước). Như vậy người chuyển giới Việt Nam, theo tôi hiểu là những người chuyển giới “chui”. Dù chúng ta đã có Hoa hậu chuyển giới quốc tế, thú thật, tôi đang tò mò giấy tờ của cô ấy hiện là nam hay nữ?

Trở ngại lớn nhất mà người chuyển giới phải vượt qua là định kiến và sự kỳ thị. Làm sao để khắc phục thực trạng này?

Thật ra đến thời điểm hiện nay định kiến và kỳ thị về người chuyển giới lẫn người đồng tính nam/nữ đã giảm đi rất nhiều, ngay trong Luật Hôn nhân và Gia đình cũng sửa đổi khi nói về người đồng tính, không cấm nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng tính!

Theo anh, vấn đề cốt lõi nhất mà Luật Chuyển đổi giới tính phải quyết liệt đề cập là gì?

Cần chú ý cộng đồng GBLT là khái niệm rộng mà người chuyển giới là nhóm nhỏ nằm trong đó. Và không phải bất kỳ người đồng tính nào cũng có nhu cầu chuyển giới, nhu cầu chuyển giới... chiếm con số ít, vừa phải trong cộng đồng đồng tính. Về luật mới này nếu được thông qua, trước hết mang tính nhân văn nhân đạo của đất nước chúng ta

Để thay đổi ánh mắt ít thiện cảm về người chuyển đổi giới tính, phải chăng cần xuất phát từ gia đình? Bố mẹ nên ứng xử thế nào khi con mình muốn... chuyển giới?

Toàn xã hội cần thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận về người chuyển giới, tất nhiên trước hết từ gia đình (tình yêu thương) nhà trường (giáo dục, hiểu biết) và xã hội... (chia sẻ). Gần gũi với người chuyển giới nhất, bố mẹ cần là điểm tựa tinh thần, thay vì tỏ thái độ hắt hủi và lạnh lùng!

Tại Tây Ban Nha, một người đẹp chuyển giới vừa đăng quang Hoa hậu Hoàn Vũ. Còn tại nước ta, người chuyển giới đi xin việc làm cũng gặp tâm lý e ngại. Anh nghĩ gì về điều này?

Đây là yếu tố cốt lõi mà người chuyển giới mong đợi: sự hiểu biết, chia sẻ vị tha của cộng đồng. Là một đất nước vốn mang ảnh hưởng Nho giáo, tôn giáo nên xuất hiện tâm lý rào cản cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Việc cần làm là đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền để thay đổi suy nghĩ của xã hội!

11-51-58_huong_gingCa sĩ Hương Giang - người đã giành được vương miện Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018, bộc bạch những khó khăn mà mình từng đối diện:

"Bê đê", hai tiếng tưởng chừng rất ngắn ngủi đó nhưng có thể chạm đến tận cùng nỗi đau của những người trót mang thân phận ấy. Đôi khi tôi lại nghe người đời gọi mình bằng hai tiếng ấy và rồi nước mắt định chực trào ra nhưng lại nén lòng trong đớn đau.

Mình hay những người như mình còn quá nhỏ bé để có tiếng nói giữa xã hội thật khắc nghiệt.

Mặc những lời dị nghị, tôi vẫn mong một ngày mình được sống với con người thật. Những khao khát ấy lớn lên dần cho đến một ngày tôi thấy được những ca chuyển giới đầu tiên tại Việt Nam.

11-51-58_lm_khnh_chiNam ca sĩ Lâm Chí Khanh chuyển giới thành nữ ca sĩ Lâm Khánh Chi thổ lộ khi viết tự truyện “Lột xác” của bản thân:

“Với những người “bình thường”, hành trình kiếm tìm hạnh phúc vốn không ít thách thức.

Với những người thuộc cộng đồng LGBT, hành trình ấy càng khó khăn gấp bội phần bởi còn đó bao định kiến dai dẳng của lòng người và những cái giá “đắt đỏ” chúng tôi phải trả, bao gồm cả sinh mệnh.

Ở tuổi 40, tôi sống điềm tĩnh hơn sau nhiều trải nghiệm, vấp ngã. Mỗi người đều có một giấc mơ và đều có những cách khác nhau để đi đến tận cùng giấc mơ của mình.

Giấc mơ ấy sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta, giúp chúng ta nhìn cuộc đời nhân hậu, bao dung hơn, giúp chúng ta bớt oán trách tạo hóa vì không cho chúng ta có một số phận bình thường như những người khác, âm thầm dựng xây một thế giới lạc quan sống động. Giấc mơ công chúa vẫn luôn theo tôi, không ngừng thôi thúc tôi hãy dốc toàn tâm toàn lực biến giấc mơ ấy thành hiện thực bởi tôi chỉ được sống một lần trong đời”.

 

(Kiến thức gia đình số 27)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm