| Hotline: 0983.970.780

Lạm thu ở Ích Hậu: Phép vua thua lệ làng, trên 'bảo' dưới 'không nghe'

Thứ Hai 14/08/2017 , 13:15 (GMT+7)

Sau khi hàng loạt sai phạm trong việc thu phí dịch vụ của cán bộ thôn Phù Ích bị phanh phui, lãnh đạo xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), không những không rút kinh nghiệm mà còn dẫm lên “vết xe đổ”, phát đi không ít thông báo “giao nộp thuế quỹ năm 2017” với nhiều khoản thu sai quy định, khó hiểu.

Thêm nhiều khoản thu sai

Báo NNVN đã đăng tải bài viết “Căn bệnh lạm thu lại 'tái phát' ở vùng quê Hà Tĩnh”, phản ánh về việc thôn Phù Ích đặt ra những khoản thu phí dịch vụ theo kiểu “tận thu, triệt thu”, gây bức xúc cho người dân. UBND huyện Lộc Hà cũng đã thanh tra, kiểm tra và kết luận việc thu phí nhiều khoản trái quy định pháp luật, yêu cầu cán bộ xã chỉ đạo thôn trả lại cho dân. Tuy nhiên, mới đây khi trở lại thôn Phù Ích, “cơn thịnh nộ” của người dân vẫn chưa hạ nhiệt mà còn nóng hơn bởi những khoản thu thuế phí mà xã Ích Hậu đặt ra còn vô lý hơn cả thôn Phù Ích.

14-25-49_1
Ông Tần bức xúc trước cách trả lời “phép vua thua lệ làng” của cán bộ thôn, xã

Ông Hồ Phúc Duẫn (44 tuổi) cho biết, gia đình ông có 4 người, gồm: vợ chồng ông, 1 con gái và 1 con trai 14 tuổi. Vào năm 2016, con gái ông là Hồ Thị Kim Dung đã kết hôn và cắt hộ khẩu thường trú tại địa phương, con trai chưa đến tuổi lao động nhưng trong thông báo “giao nộp thuế quỹ năm 2017” xã vẫn tính 3 lao động để thu phí của gia đình ông. Theo đó, có 3 khoản phí là quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ bảo vệ bà mẹ và trẻ em; quỹ phòng chống thiên tai gia đình ông Duẫn đáng lẽ chỉ phải nộp 2 lao động nhưng xã Ích Hậu vẫn “trảm thu” 3 lao động. Bên cạnh đó, từ năm 2014 đến nay, gia đình không hề nuôi trâu, bò, lợn, gà gì nhưng xã vẫn bắt đóng quỹ tiêm phòng gia súc.

“Con tui chưa đến tuổi lao động cũng phải nộp phí tính theo lao động; nhà tui không nuôi trâu bò mấy năm nay cũng phải nộp quỹ tiêm phòng gia súc”, ông Duẫn bức xúc nói.

14-25-49_2
Hộ ông Duẫn lại bức xúc vì cách thu thuế, phí của xã Ích Hậu

Đem vấn đề này trao đổi với ông Nguyễn Xuân Quân, Chủ tịch UBND xã Ích Hậu, vị Chủ tịch này một mực khẳng định “không thu sai”. Tuy nhiên, khi PV đưa ra thông báo giấy trắng mực đen và phiếu thu tiền do chính vị Chủ tịch ký thì ông mới thừa nhận “thu như vậy là xã làm sai”. Tuy nhiên, ông Quân lại đổ lỗi “do dân không bám vào kế hoạch thu của xã và khi thấy thu sai mà không báo cáo lại xã (?!)”. Còn về khoản thu tiêm phòng gia súc, lẽ ra phải ghi phí phòng dịch do anh em chủ quan... đánh máy sai. Quỹ phòng dịch thì bất cứ ai cũng phải nộp nên không có chuyện xã thu sai được (?!).

Ông Quân cũng thừa nhận, năm 2017 số tiền thu khẩu mặt bằng của người dân toàn xã là hơn 1 tỷ đồng, trong đó, có 74 triệu đã thu vẫn đang nằm trong diện phải đối chiếu lại.
 

Phép vua thua lệ làng (?!)

Liên quan đến việc thu phí của thôn Phù Ích, ngày 13/7/2017, UBND huyện này đã ra Công văn số 1037/UBND-TCKH chỉ đạo UBND xã phối hợp với thôn Phù Ích phải hoàn trả lại sớm nhất 3 khoản thu sai quy định cho người dân gồm: Số tiền tính lãi suất; số tiền thu đối với hộ gia đình chính sách là ông Nguyễn Xuân Trúc và các khoản thu trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, phớt lờ chỉ đạo của “cấp trên”, đến ngày 8/8 thôn Phù Ích vẫn chưa trả lại tiền cho dân. Phía xã thì máy móc “trả đũa” hộ ông Trúc vì đã phản ánh đến báo chí bằng cách cắt hộ gia đình chính sách.

14-25-49_3
Nhiều khoản thu của ông Duẫn xã thừa nhận sai

Ông Nguyễn Xuân Quân lý giải: “Ông Trần Quốc Ký là bố dượng của ông Trúc và ông Trần Quốc Lai là con đẻ của ông Ký với người vợ đầu. Sau khi kết hôn lần 2 với mẹ đẻ ông Trúc là bà Phan Thị Thành đã không sinh thêm một người con nào. Như vậy, ông Quân không có máu mủ, ruột rà với 2 liệt sỹ đang thờ phụng. Ông Trúc đang thờ bố dượng và người anh không cùng huyết thống nên không thể thuộc diện gia đình chính sách (?!)”.

Bác bỏ lý giải này, ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng phòng Kinh tế - Tài chính UBND huyện Lộc Hà nhấn mạnh: “Không thể máy móc như vậy, gia đình ông Nguyễn Xuân Trúc thuộc diện gia đình chính sách. Bởi bản thân ông Trúc là con trai duy nhất còn sống của gia đình, là con của bà mẹ Việt Nam anh hùng, thờ tự 2 liệt sỹ, là những thành viên trong đại gia đình. Văn bản của Thủ tướng cũng không tách bạch con đẻ hay con nuôi, máu mủ hay không có máu mủ. Vì thế thôn phải trả lại tiền đã thu sai của hộ ông Trúc”.

Phản ánh đến PV trong lần trở lại thôn Phù Ích dịp này, hầu hết ý kiến người dân vẫn hết sức bức xúc trước cách làm “cậy quyền” của lãnh đạo thôn, xã. Ông Trần Quốc Tần (62 tuổi) cho biết, sau khi có chỉ đạo của huyện, cán bộ thôn và xã đã tổ chức cuộc họp dân. Tại cuộc họp này, dù người dân yêu cầu phải có câu trả lời cho dân có trả lại tiền thu sai hay không nhưng cả cán bộ thôn và xã đều nói “phép vua thua lệ làng”, làng có luật lệ riêng, số tiền đã thu sai của dân không thể trả lại vì không có nguồn (?!).

14-25-49_4
Văn bản huyện Lộc Hà yêu cầu thôn Phù Ích trả lại tiền thu sai cho người dân

“Cách làm của chính quyền xã, thôn chẳng khác gì bộ phim Ma làng đã chiếu trước đây”, ông Tần nói thêm.

Ông Phạm Quốc Khánh: “Sau khi báo chí phản ánh chúng tôi đã rà soát, kiểm tra chặt chẽ. Tôi khẳng định một lần nữa là tất cả các khoản thu sai sẽ phải trả lại cho dân; không thể có chuyện trên bảo dưới không nghe được. Hơn nữa, sau khi có kết quả xử lý tại xã Ích Hậu chúng tôi sẽ có thông báo gửi cho tất cả các địa phương khác để kiểm tra, rà soát các khoản tiền đã thu của dân”.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm