| Hotline: 0983.970.780

Agribank Nam Nghệ An

Làm tốt an sinh xã hội song hành với sản xuất kinh doanh

Thứ Ba 12/03/2024 , 10:48 (GMT+7)

Chất lượng tín dụng được nâng cao, chủ động cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, ưu tiên vốn cho ‘tam nông’. Làm tốt công tác an sinh xã hội.  

Phó Giám đốc Agribank Nam Nghệ An Nguyễn Thị Tuyết Mai ân cần thăm hỏi sức khỏe Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lục.

Phó Giám đốc Agribank Nam Nghệ An Nguyễn Thị Tuyết Mai ân cần thăm hỏi sức khỏe Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lục.

Gần 27 tỷ đồng cho an sinh xã hội

Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lục năm nay 98 tuổi có chồng và người con trai đầu là Liệt sỹ. Bà có 10 người con, quê ở xã Nam Phúc (nay là xã Trung Phúc Cường) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Trước thềm xuân mới Giáp Thìn, tôi cùng đoàn công tác của Agribank Chi nhánh Nam Nghệ An do bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Chi nhánh dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà cho Mẹ VNAH Lê Thị Lục.

Trong câu chuyện với chúng tôi, Mẹ Lục luôn nhắc đến chồng và người con trai đầu. Người con trai thứ của Mẹ ngồi bên cạnh cho biết, Mẹ Lục giờ đi lại khó khăn, song may mắn là Mẹ còn minh mẫn và chuyện trò được cùng con cháu. Nhắc đến người anh trai của mình trong ký ức, người em trai cho biết, anh tôi học giỏi lắm. Năm 1967 anh đỗ Đại học Mỏ. Bước sang năm học thứ 3 nhận được lời kêu gọi của Tổ quốc thì không chỉ anh tôi mà biết bao người khác đã gác bút nghiên lên đường ra trận. Anh tôi hy sinh ngày 26/1/1973 trước 1 ngày Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được chính thức ký kết.

Trước năm 1990, gia đình đã tìm được phần Mộ của Liệt sỹ Võ Đình Quang. Nhờ đó mà động viên được Mẹ và gia đình. Năm 2015, Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng cho Mẹ Lục. Còn chồng của bà là Liệt sỹ Võ Dung hy sinh khi đang làm nhiệm vụ ngày 12/8/1972.

Mất mát lớn lao ấy với Mẹ là những cú sốc lớn. Song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và những năm gần đây được Agribank Nam Nghệ An nhận phụng dưỡng Mẹ nữa nên điều kiện chăm sóc Mẹ ngày càng tốt hơn rất nhiều. Dưới suối vàng, chắc chắn Bố và anh trai cũng mãn nguyện. Với chúng tôi luôn nỗ lực cố gắng trong cuộc sống để xứng đáng với truyền thống gia đình và quê hương, đất nước, cũng như không phụ sự quan tâm của các cấp và tấm lòng thơm thảo trong tập thể Agribank Nam Nghệ An.

Ngồi trên xe từ nhà Mẹ Lục về đơn vị, bà Tuyết Mai cho chúng tôi hay, nhiều năm nay, Agribank Nam Nghệ An nhận phụng dưỡng 2 Bà Mẹ VNAH trong đó có Mẹ Lê Thị Lục. Hàng tháng Agribank dành một khoản kinh phí cho các Mẹ vào các dịp 27/7 và Tết Nguyên đán, đơn vị luôn dành phần quà đến trao tặng và thăm hỏi chúc sức khỏe các Mẹ.

Tôi hỏi, ngoài những việc làm ý nghĩa, thiết thực này, công tác an sinh xã hội của Chi nhánh Agribank triển khai được những hoạt động nào nữa, bà Tuyết Mai cho biết, Agribank Nam Nghệ An đã luôn song hành giữa nhiệm vụ kinh doanh và công tác an sinh xã hội tại địa phương. Với sứ mệnh của một ngân hàng “tam nông”, với trách nhiệm của một doanh nghiệp với cộng đồng, Chi nhánh đã triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hộigóp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Trong năm 2023, Agribank Chi nhánh Nam Nghệ An kết hợp với nguồn hỗ trợ từ Agribank đã thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn với số tiền 21,6 tỷ đồng, cụ thể: Hỗ trợ chương trình Tết vì người nghèo 1,6 tỷ đồng; xây 33 nhà tình nghĩa với số tiền 1,7 tỷ đồng; xây trường mầm non xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên 9,4 tỷ đồng; xây trường mầm non xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương 7,5 tỷ đồng; tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện mắt Nghệ An 1 tỷ đồng; hỗ trợ nhiều suất quà cho các đối tượng hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, các cháu học sinh nghèo trên địa bàn 0,5 tỷ đồng.

Tôi cho rằng, thông qua hoạt động an sinh xã hội, thương hiệu, hình ảnh của Agribank Chi nhánh Nam Nghệ An đã được quảng bá rộng rãi, tăng cường thêm uy tín và hình ảnh của Agribank trên địa bàn. Thế còn hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2023 thế nào thưa bà? – tôi hỏi.

Phó Giám đốc Agribank Nam Nghệ An, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho hay, trước khi đề cập đến kết quả sản xuất kinh doanh, tôi muốn chia sẻ một ý với nhà báo là về hoạt động an sinh xã hội là chủ trương đúng đắn của Agribank và nghĩa cử của mỗi cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống nói chung và Chi nhánh Nam Nghệ An nói riêng. Hoạt động đó diễn ra thường xuyên, hàng năm và trên diện rộng, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, ý nghĩa. Vì thế, chúng tôi coi hoạt động an sinh xã hội song hành với sản xuất kinh doanh.

Hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu

Còn về kết quả sản xuất kinh doanh của Agribank Nam Nghệ An trong năm 2023, có thể điểm qua một số nét như thế này. Năm 2023 là một năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, và trong nước nhưng bám sát các chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Agribank, Agribank Nam Nghệ An triển khai các nhiệm vụ kế hoạch được giao ngay từ đầu năm, là năm thứ 6 liên tiếp chi nhánh hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu do trụ sở chính giao; đạt giải Ba toàn hệ thống về thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2023. UBND tỉnh Nghệ An tặng Cờ đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua và nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.

Agribank Nam Nghệ An trao quà Tết Giáp Thìn cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lục.

Agribank Nam Nghệ An trao quà Tết Giáp Thìn cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Lục.

Mặc dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm và giảm sâu so với năm 2022, tuy nhiên, huy động vốn toàn chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định. Đến tháng 6 huy động vốn toàn chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch năm và đến ngày 31/12/2023, tổng nguồn vốn huy động đạt 17.635 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 12,77%, đạt 232% kế hoạch trụ sở chính giao.

Nguồn vốn tăng trưởng với chi phí giảm là cơ sở hạ lãi suất cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định. Dư nợ toàn hệ thống tăng 7,4%, tuy nhiên, Agribank Nam Nghệ An tăng 11,2%, tập trung vào sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao được kiểm soát chặt chẽ, chất lượng tín dụng được đảm bảo.

Tiếp tục phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm ngân hàng hiện đại, ứng dụng công nghệ số; nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, tăng trưởng thu dịch vụ đảm bảo hoàn thành vượt kế hoạch. 

Theo ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An và bà Nguyễn Thị Thu Thu, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An thì mặc dù năm 2023 có nhiều khó khăn nhưng Agribank Nam Nghệ An đã vượt qua thách thức, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tiếp tục hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh được giao.

Nét nổi bật là chất lượng tín dụng được nâng cao, chủ động cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn, tín dụng được mở rộng, ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn.

Năm 2024 trên cơ sở dự báo tình hình, Agribank Nam Nghệ An sẽ tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao hiệu quả kinh doanh tại địa bàn. Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu do Agribank đề ra. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng trưởng tín dụng gắn với định hướng khách hàng và sản phẩm mục tiêu, đảm bảo an toàn.

Trong năm 2023, Agribank Chi nhánh Nam Nghệ An kết hợp với nguồn hỗ trợ từ Agribank đã thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn với số tiền 21,6 tỷ đồng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm