| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề đệm bàng Phò Trạch

Thứ Tư 08/01/2020 , 13:10 (GMT+7)

Cùng với các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng nghề đệm bàng Phò Trạch, xã Phong Bình (huyện Phong Điền) đang từng bước hồi sinh và phát triển.

15-52-27_cc_sn_phm_ong_hut_tu_co_bng_thn_thien_voi_moi_truong
Các sản phẩm ống hút cỏ bàng thân thiện với môi trường.

Mới đây, UBND huyện Phong Điền đã khai trương và đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch, khởi động cho nhiều hoạt động hướng về làng nghề. Xây dựng trên diện tích 3.000m2, gồm 3 phòng sản xuất và dây chuyền sản xuất, 1 nhà trình diễn và 1 nhà trưng bày sản phẩm với tổng kinh phí trên 2,6 tỷ đồng. Trong đó, huyện Phong Điền hỗ trợ 900 triệu đồng, xã Phong Bình 1 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (Công ty Huế Việt) 700 triệu đồng.

Ông Nguyễn Viết Nam, xã Phong Bình chia sẻ: “Lâu nay bà con trong làng tranh thủ lúc nông nhàn để đập bàng, đan đệm và các sản phẩm như túi xách và các loại hộp cung ứng cho người dân địa phương và một số cơ sở ở Huế với số lượng ít nên thu nhập không đồng đều.

Sau khi đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất, bà con tập trung về đây làm việc cho Công ty Huế Việt nên không lo đầu ra, thu nhập ổn định và tay nghề nâng lên khi DN đưa ra nhiều mẫu mã mới, từ đó góp phần tạo thu nhập cho bà con. Các sản phẩm của làng nghề đệm bàng đang tạo dấu ấn cho các du khách gần xa”.

Là cơ sở đầu tiên tham gia sản xuất các sản phẩm lưu niệm, quà tặng và dân dụng từ cây cỏ bàng, chủ cơ sở cỏ bàng Nguyễn Viết Nam cho rằng, làng nghề được bảo tồn và phát triển là mong muốn bao đời của người dân quê.

Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà được tự tay làm những sản phẩm từ nguyên liệu dân dã, đồng quê, đưa sản phẩm đi các tỉnh, thành trong cả nước là niềm tự hào, khơi dậy khả năng sáng tạo của người dân.

Đến nay, cơ sở của ông Nam có trên 300 mẫu, bao gồm túi xách, đèn, tấm lót, khung ảnh, các con vật… Năm 2019, cơ sở đạt doanh thu trên 500 triệu đồng và ký được nhiều đơn hàng lớn từ các đối tác ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam... Đặc biệt, các đơn hàng từ các khách sạn đặt túi xách, mũ, thố đựng gia vị ngày càng tăng khi nhu cầu thay thế các sản phẩm nhựa đang được nhân rộng.

Cùng với sự hỗ trợ của UBND huyện và các sở, ban ngành, đầu năm 2019, Công ty Huế Việt đã liên kết với bà con nông dân tập trung sản xuất các sản phẩm ống hút, túi xách, hộp đựng đồ… để cung ứng cho các khách sạn và các DN trong và ngoài nước.

Bà Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Công ty Huế Việt cho biết, với đặc tính chống ẩm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đặc biệt là có thể thay thế các sản phẩm nhựa góp phần bảo vệ môi trường, hiện các sản phẩm làm từ cây cỏ bàng đang được thị trường đón nhận. Năm 2019, công ty đã tiêu thụ trên dưới 15 triệu ống hút và nhiều sản phẩm như túi xách, túi đựng sản phẩm bằng cỏ bàng…

15-52-27_cc_sn_phm_duoc_lm_tu_co_bng_thu_hut_du_khch
Các sản phẩm làm từ cây cỏ bàng thu hút du khách.
Đề án khôi phục và phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch đến năm 2025 và định hướng đến 2030 đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt với tổng kinh phí 3,6 tỷ đồng. Trong đó, xã Phong Bình đã quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu với diện tích 8ha, đồng thời tiếp tục nhân rộng để tăng lên 20ha vào năm 2030, tạo việc làm cho hơn 900 lao động.

Công ty có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, trực tiếp hướng dẫn bà con sản xuất những sản phẩm cao cấp từ cây cỏ bàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách cũng như tăng giá trị sản phẩm. Khó khăn lớn nhất hiện nay là diện tích trồng cây cỏ bàng còn ít, chưa đáp ứng nguồn nguyên liệu khi khách hàng đặt số lượng lớn. Bà Huệ cho biết thêm.

Ông Hoàng Bá Nghiễm-Trưởng phòng Kinh tế  - Hạ tầng huyện Phong Điền thông tin, để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở, DN chủ động đơn hàng, đầu năm 2019, huyện đã quy hoạch vùng nguyên liệu, trong đó hỗ trợ UBND xã Phong Bình gần 300 triệu đồng phát triển 3ha cây đệm bàng, nâng diện tích đệm bàng toàn huyện lên 5ha.

Hiện, quỹ đất trồng đệm bàng có sẵn nên huyện Phong Điền đang nghiên cứu quy trình trồng đệm cho ra ống hút lớn hơn để tập trung sản xuất ống hút đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vận động người dân các vùng lân cận như Phong Chương, thị trấn Phong Điền nhân rộng mô hình trồng đệm bàng, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có từ 15- 20ha đệm bàng.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.