| Hotline: 0983.970.780

Đại án Hà Văn Thắm:

Lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phủ nhận cáo buộc 19 tỷ đồng

Thứ Ba 12/09/2017 , 07:50 (GMT+7)

Kết thúc phần xét hỏi, TAND TP Hà Nội xác nhận có hơn 50.000 cá nhân và gần 400 tổ chức gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản chi lãi ngoài.

15-36-47_img_2002
Nguyễn Minh Thu khăng khăng đã đưa cho các sếp lớn BSR 19 tỷ đồng lãi ngoài

Ngày 11/9, Phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm trong Vụ án sai phạm xảy ra tại Oceanbank đã kết thúc phần xét hỏi. Những cáo buộc thiệt hại 1.576 tỷ đồng ở Oceanbank dùng để chi lãi ngoài và cáo buộc các tổ chức cá nhân nhận tiền lót tay tiếp tục gây tranh cãi.

Như NNVN đã thông tin, những “sếp lớn” bị triệu tập về các cáo buộc nhận lãi ngoài nhiều tỷ đồng mới nhất là 4 lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) gồm: ông Nguyễn Hoài Giang (Chủ tịch Hội đồng thành viên), ông Đinh Văn Ngọc (nguyên Tổng Giám đốc), ông Vũ Mạnh Tùng (Phó Tổng Giám đốc), ông Phạm Xuân Quang (Kế toán trưởng) đã có mặt tại phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định triệu tập hôm 9/9 của Hội đồng xét xử.

Tại phiên xử ngày 9/9, bị cáo Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) khai giai đoạn 2011-2014 khi lên giữ chức Tổng Giám đốc Oceanbank đã chi gần 19 tỷ đồng lãi ngoài cho 4 người trên. Tuy nhiên, tại tòa, cả 4 người lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đồng loạt phủ nhận và cho rằng mình không nhận tiền chi ngoài lãi suất, đồng thời khẳng định đó chỉ là lời khai một chiều của bị cáo Thu.

Ông Phạm Xuân Quang (Kế toán trưởng Công ty) cho biết: Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn có quan hệ gửi và vay tiền tại Oceanbank, hợp đồng tín dụng cao nhất là 1.150 tỷ đồng, thấp nhất là 2 tỷ đồng. Ngoài lãi suất quy định, công ty không nhận bất cứ khoản lãi nào ngoài hợp đồng. 

Đối chất tại tòa, bị cáo Nguyễn Minh Thu khai, từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2014, bị cáo đã rất nhiều lần đưa tiền (khoảng 7 - 8 lần) cho ông Quang và lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Mỗi lần khoảng 200 - 300 triệu đồng, lần cao nhất là 500 triệu đồng. Các lần đi “chăm sóc”, bị cáo Thu đều nhờ bị cáo Phan Thị Tú Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh Quảng Ngãi) đặt lịch gặp gỡ. Bị cáo Tú Anh xác nhận, Nguyễn Minh Thu có gặp gỡ lãnh đạo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là các ông Nguyễn Hoài Giang, Đinh Văn Ngọc, Vũ Mạnh Tùng và Phạm Xuân Quang. Ngoài ra, cũng có lần Nguyễn Minh Thu nhờ đưa phong bì cho ông Quang nhưng Tú Anh không biết bên trong có gì.

Về lời khai của Minh Thu và Tú Anh, ông Quang cho rằng đó là lời khai một phía của bị cáo, ông không nhận khoản tiền lãi ngoài nào từ Oceanbank. Những lần bị cáo Thu đến công ty là để dự sự kiện, giao lưu, chúc mừng và không hề có cuộc gặp nào ở quán cà phê để đưa tiền như bị cáo Thu khai.

Tòa hỏi ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn về khoản tiền lãi ngoài của Oceanbank. Ông này khẳng định không nhận bất kỳ khoản tiền nào. Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn Đinh Văn Ngọc và Phó Tổng Giám đốc Vũ Mạnh Tùng đều cho rằng những lời khai của bị cáo Thu là lời khai một chiều. Ông Đinh Văn Ngọc cho rằng, lời khai của Minh Thu là bịa đặt và đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự tội vu khống.

Như vậy, kết thúc phần xét hỏi, TAND TP Hà Nội xác nhận có hơn 50.000 cá nhân và gần 400 tổ chức gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản chi lãi ngoài. Trong số các cáo buộc của Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Minh Thu, hiện mới chỉ có nguyên Kế toán trưởng – Phó Tổng Giám đốc PVN Ninh Văn Quỳnh thừa nhận cầm 20-30 tỷ tiền lãi ngoài từ Nguyễn Xuân Sơn.

Cuối giờ sáng 11/9, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, tòa nghỉ đến hết ngày 13/9, đến 14/9, phiên tòa sẽ chuyển sang phần tranh tụng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm