| Hotline: 0983.970.780

Lao động việc làm cần được quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19

Thứ Bảy 23/01/2021 , 10:44 (GMT+7)

Lao động việc làm là lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm sát sao trong thời gian tới khi mà tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp.

Ngày 22/1, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Quang Dũng.

Ngày 22/1, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Quang Dũng.

Năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thị trường lao động có nhiều biến động, lực lượng lao động có xu hướng giảm, số lao động mất việc làm tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn biến khó lường. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ thiếu việc làm tăng thu nhập của người làm công hưởng lương giảm.

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, thu nhập; khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.

Lực lượng lao động tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và ăn uống (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%) động kinh doanh bất động sản (67,8%). Dịch Covid-19 làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm ở cả ba khu vực kinh tế.

Trong 9 tháng năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng giảm 83.000 đồng); thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức giảm 1,9%, thu nhập của lao động phi chính chính thức 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bước sang quý IV năm 2020, thị trường lao động Việt Nam bắt đầu phục hồi, nhiều lĩnh vực cho thấy tín hiệu tốt, các ngành nghề, lĩnh vực bị đứt chuỗi, bị ngừng việc đã trở lại thị trường.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh (trái) đề nghị Cục Việc làm chú trọng lĩnh vực lao động việc làm. Ảnh: Quang Dũng.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh (trái) đề nghị Cục Việc làm chú trọng lĩnh vực lao động việc làm. Ảnh: Quang Dũng.

Ngay khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, Cục Việc làm đã có sự chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương trong việc tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động cũng như tham mưu kịp thời cho Bộ trong hoạt động phòng, chống dịch cúm Covid-19.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh biểu dương những kết quả mà Cục Việc làm đã đạt được trong thời gian qua: “Năm 2020 là một năm khó khăn nhưng với sự cố gắng, Cục đã có kết quả tốt đẹp trong việc đảm bảo việc làm, hỗ trợ thất nghiệp… Năm 2020 vừa qua là năm đạt kết quả tốt nhất trong nhiệm kì 2015 – 2020.”

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, năm 2021 là một năm quan trọng. Trước tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp, lĩnh vực lao động việc làm là lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm sát sao.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đề nghị thời gian tới, Cục Việc làm phải đoàn kết, phát huy dân chủ, nâng cao kỉ cương, kỉ luật. Chú trọng phát triển thị trường lao động theo hướng ổn định và hài hòa. Bên cạnh đó cần sử dụng hiệu quả, áp dụng đúng cách lĩnh vực công nghệ thông tin; Cơ sở dữ liệu cần được tập trung kết nối và quản lý chặt chẽ hơn.

Lĩnh vực lao động việc làm là lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm sát sao trong thời gian tới. Ảnh: NNVN.

Lĩnh vực lao động việc làm là lĩnh vực quan trọng cần được quan tâm sát sao trong thời gian tới. Ảnh: NNVN.

Trong năm 2021, Cục Việc làm sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt, đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến người lao động, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại các địa phương và cập nhật tình hình, nhu cầu lao động nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 để tiếp tục đề xuất, tham Chính phủ các chính sách phù hợp.

Ngoài ra Cục sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các nhiệm vụ Hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, nhất là đối với các địa phương bị tác động bởi dịch Covid-19.

Trong năm 2020, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã và đang thực hiện, ngày càng đi vào cuộc sống, hỗ trợ tích cực người sử dụng lao động và người lao động.

Tính đến ngày 31/10/2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng 15,668 triệu người (đạt 95,6% kế hoạch được giao), trong đó số người tham gia BHTN là 13,012 triệu người (đạt 93% kế hoạch được giao), ước đến hết năm 2020 có trên 15,8 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm khoảng 32% lực lượng lao động trong độ tuổi; trên 13,3 triệu người tham gia BHTN, chiếm trên 27% lực lượng lao động trong độ tuổi, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh'

Tối 4/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề ‘Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh’.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...