| Hotline: 0983.970.780

Láo nháo bánh, mứt Tết!

Thứ Sáu 01/02/2013 , 09:48 (GMT+7)

Vào cuối năm, thị trường bánh mứt Tết bắt đầu sôi động. Đây là lúc hàng xả, hàng không rõ nguồn gốc, thậm chí hàng quá đát có cơ hội “chạy” đầy các chợ...

Vào cuối năm, thị trường bánh mứt Tết bắt đầu sôi động. Đây là lúc hàng xả, hàng không rõ nguồn gốc, thậm chí hàng quá đát có cơ hội “chạy” đầy các chợ...

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhanh ở các chợ như Bến Thành (Q.1), Bình Tây (Q.6), An Đông (Q.5), Tân Bình (Q.Tân Bình), TP.HCM, không khó nhận ra các loại thực phẩm, nhất là các mặt hàng khô như bánh, kẹo, mứt, ô mai được đựng trong bao ni lông dạng xá (bao 25-50 kg, không có nhãn mác), bán dưới hình thức cân ký tràn ngập các chợ chuẩn bị cho mùa vụ Tết.

Tôi đến quầy chị Vân - chủ sạp K.N (chợ Bến Thành) mua 200 g mứt gừng, chị này xúc mứt từ bao xá loại lớn ra bịch ni lông nhỏ cân rồi cột lại. Thắc mắc vì sao không có nhãn sản phẩm, chị Vân “bảo đảm” bằng cách viết vào mảnh giấy ghi tên sạp, số điện thoại, loại hàng đã bán rồi nói nhanh: “Em mang về nhà nếu có mùi mốc hoặc có vấn đề gì thì đem hàng lại chị trả lại tiền cho. Nhưng nhớ là chỉ trong ngày thôi nhé”.

Trong số các mặt hàng bánh mứt ở quầy chị Vân, chúng tôi chú ý có một số loại bánh, mứt cũng được đóng hộp, có nhãn mác nhưng lại không rõ ràng, nếu đọc kỹ thì không có hạn sử dụng. Mặt khác, một số loại bánh mứt có đóng gói và dán nhãn mác, ghi hạn sử dụng 3 tháng, 6 tháng... nhưng không có ngày sản xuất, còn cơ sở có tên như An Cư, Thành Hội... lại không ghi rõ địa chỉ ở đâu?


Hầu hết bánh, mứt, kẹo bày bán ở chợ đều thuộc dạng bao xá, nguồn gốc 
không rõ ràng

Bà Kim Trang, Ban QL Chợ Bến Thành (quận 1) cho biết, thật ra hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán đã về TP khá sớm nhưng hơn một tuần nay thì sức mua mới tăng mạnh, khoảng 30-40% so với tuần trước. Bà Hoa thừa nhận các mặt hàng mứt Tết ở chợ Bến Thành hầu hết đều không có nguồn gốc rõ ràng.

 “Đây có thể là bánh kẹo của các tiểu thương buôn về bán sỉ cho các sạp nên đóng theo thùng lớn, khi bày bán ở chợ phải chia nhỏ ra nên không có bao bì chính hãng nhưng có thể bảo đảm chất lượng dù không nhãn. Hơn nữa, các đại lý ở đây trong những ngày cận Tết có nhu cầu hàng hóa lớn, có sạp bán cả tấn/ngày đi các tỉnh nên thường mua cả bao cho tiện, phía nhà SX cung cấp các loại 50kg kèm nhãn mác đã in sẵn để các đại lý này về tự chia hàng, đóng gói thành túi nhỏ và dán nhãn, nhưng người bán do lười nên không chịu dán vào”. Bà Trang lý giải.

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa (Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh ATTP TP.HCM) nói với PV NNVN: “Tôi vừa đi kiểm tra vệ sinh ATTP hàng Tết. Mánh phổ biến nhất của các cơ sở kinh doanh bánh mứt “đểu” trong thời điểm cận Tết là nhập hàng giá rẻ từ Trung Quốc rồi dán nhãn lại của DN trong nước, hoặc SX trong nước nhưng đưa ra thị trường bán dưới dạng bao xá không ghi nguồn gốc. Với hình thức gian lận này, mặc nhiên mặt hàng thực phẩm khi nhập về sẽ bỏ qua khâu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

Chúng tôi đã phát hiện một vài trường hợp cơ sở tư nhân nhỏ lẻ gian lận kiểu này và sẽ kiến nghị xử phạt hành chính thật nghiêm về hành vi nhập lậu hàng hóa và cố tình làm giả xuất xứ, đồng thời đang đưa mẫu đi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm để xử lý theo luật định trong thời gian tới”.

“Người tiêu dùng nên cần có những kiến thức nhất định để phân biệt được các loại thực phẩm có chất lượng và không đủ tiêu chuẩn chất lượng đang bán đầy rẫy trên thị trường. Đặc biệt, khi mua và sử dụng thì không thể chỉ dựa theo cảm quan mà phải lựa chọn những thương hiệu đã biết trước, nhãn hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu, quy định của Nhà nước, nhất là phải có những bằng chứng xác nhận rằng thực phẩm đó đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận và bảo đảm chất lượng”. (Ông Huỳnh Lê Thái Hòa).

Tại chợ Tân Bình, chúng tôi đến quầy bán loại mứt (bí, gừng, dừa...) và nho khô đề nghị mua loại mứt rẻ nhất với số lượng lớn để về đóng gói biếu khách hàng thì được người bán cho biết, các loại này đều có hàng VN và Trung Quốc, trong đó hàng Trung Quốc có giá rẻ hơn.

Cụ thể, mứt bí SX trong nước dù nhỏ hơn nhưng giá đến 125 ngàn đồng/kg, còn loại của Trung Quốc thì mứt to, đều nhưng giá chỉ 110 ngàn đồng/kg. Riêng hạt dẻ, xí muội hầu hết là của Trung Quốc nên khỏi chọn lựa. Bất chợt, trông thấy nhiều thùng Socola với các loại hình quả chuông, ô tô bán xá theo kg, chúng tôi hỏi nguồn gốc thì người bán trả lời với vẻ khó chịu: “Hàng gần Tết hiếm lắm, không mua thì hết, hỏi hoài!”.  Tuy nhiên, theo chính ông Ngô Lắm (BQL chợ Tân Bình), hầu hết các loại bánh kẹo Socola in hình quả chuông bán xá ở đây đều của Trung Quốc.

Ông Phạm Viết Thành (Đội QLTT 3A - Chi cục QLTT TP.HCM) cho biết, các sản phẩm thuộc loại thời vụ như bánh kẹo mứt Tết tuy không phải công bố chất lượng sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo VSATTP. Vì vậy, chi tiết sản phẩm người tiêu dùng trước hết cần phải chú ý là nhãn hàng hóa ghi trên sản phẩm nhằm xác định nguồn gốc, thời hạn sử dụng.

"Ngày 30/1 mới đây, chúng tôi đã kiểm tra tại chợ An Đông (quận 5) và tạm giữ 300 kg bánh mứt các loại vì không có nguồn gốc, trong đó có một số ít mứt bí của Trung Quốc đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu “xuống màu”, mùi mốc", ông Thành.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm