| Hotline: 0983.970.780

Lão nông hiến đất 4 tỷ làm đường

Thứ Tư 17/07/2019 , 08:44 (GMT+7)

Đất quý như vàng! Bởi thế người xưa mới có câu “tấc đất tấc vàng”. Bây giờ, đất lại càng quý hơn. Vậy mà một lão nông sẵn sàng hiến đến 4.000m2 đất và tài sản trên đất để làm đẹp cho quê hương.

Ông là Phùng Tiến Quang ở KP2, phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

15-45-07_hinh_01
Ông Quang đứng trên phần đất mình đã hiến để cải tạo dòng suối Tà Băng.

Suối Tà Băng đi qua địa bàn phường Tiến Thành, TP Đồng Xoài dài dài hơn 1 cây số, uốn lượn vòng vèo trong khu dân cư thuộc xóm 4, ấp 1B và xóm 3, ấp 2 với trên 60 hộ dân.

Sở dĩ, con suối có tên Tà Băng bởi trước đây, mỗi khi vào mùa mưa, nước suối dâng cao, gây ngập đường, người dân không thể chạy nhanh được mà cứ phải “tà tà” để băng qua suối.

Ngoài ra, con suối còn gây ngập, tràn vào vườn rẫy, ảnh hưởng đến hơn 100 ha đất canh tác của người dân, làm chết cây, hoa màu, thiệt hại không nhỏ.

Khi TX. Đồng Xoài được nâng cấp lên thành phố, một trong những việc đầu tiên cần làm của chính quyền địa phương là cải tạo suối Tà Băng, giải quyết tình trạng ngập úng. Theo thiết kế, quy mô nạo vét, xây dựng bờ kè suối, gồm lòng suối 2m và mặt suối 4m; giải tỏa hành lang suối mỗi bên 10m, trong đó làm đường bê tông 5m và 5m trồng cỏ, cây xanh và lắp đặt hệ thống chiếu sáng, nhằm tạo không gian công cộng suốt chiều dài suối. Nhà nước đầu tư ngân sách để thực hiện dự án, người dân tự nguyện giải phóng mặt bằng.

Là một trong những gia đình có phần đất khá lớn nằm trong dự án, ông Phùng Tiến Quang bàn bạc với vợ con, sau đó thống nhất hiến đất cho nhà nước để dự án sớm đi vào hiện thực mà không đòi bồi thường. Do dòng suối được nắn lại cho phù hợp với dòng chảy nên chỉ riêng gia đình ông sẽ phải hiến đến gần 4.000m2 đất, chưa kể trên đất hiện hữu đang có vườn cao su hàng trăm cây đang cho cạo mủ, thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng. Ước toàn bộ tài sản mà gia đình ông hiến cho nhà nước lên đến gần 4 tỷ đồng.

Việc làm ý nghĩa của gia đình ông Quang nhanh chóng lan toả, được các hộ khác trong thôn xóm hưởng ứng. Nhờ vậy mà đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành, 2 bờ kè suối đã được xây dựng kiên cố, hai bên đường đi thoáng đãng, rộng rãi, ban đêm có đèn chiếu sáng ngay trước nhà.

15-45-07_hinh_2
Ông Quang được UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen.

Để hoàn thành công trình, tổng diện tích đất các hộ dân hiến lên đến khoảng 20.000m2, ước tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. Nhìn công trình bằng ánh mắt lấp lánh niềm vui, ông Quang nói: “Nhìn con suối, con đường sạch đẹp, quang đãng, mọi người, nhất là các cháu nhỏ, đi lại thuận tiện, thấy vui lắm. Từ nay bà con không lo ngập úng, không phải đi “tà tà” nữa. Cũng may là mọi người đồng thuận, chứ một mình gia đình tôi cũng không làm được gì”.

Ông Vũ Văn Mười, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Tiến Thành cho biết: “Đây là công trình chỉnh trang đô thị có quy mô lớn của địa phương để góp phần nâng cấp diện mạo đô thị của phường. Việc làm ý nghĩa của gia đình ông Quang đã tạo hiệu ứng tích cực, lan toả trong cộng đồng, là tiền đề tốt cho các cuộc vận động tới đây ở các dự án mà chúng tôi thực hiện tiếp theo”.

Để có kết quả tốt đẹp nói trên, còn có công không nhỏ của chính quyền địa phương, khi đã làm rất tốt công tác dân vận. Để kịp thời động viên gương tốt, góp phần lan toả phong trào, tháng 5 vừa qua, ông Phùng Tiến Quang đã được UBND TP. Đồng Xoài, UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm