| Hotline: 0983.970.780

Lập Thạch phát triển thanh long ruột đỏ

Thứ Năm 02/08/2018 , 13:30 (GMT+7)

Nhận thấy cây thanh long ruột đỏ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển sản xuất với quy mô 300ha tại 5 xã Ngọc Mỹ, Vân Trục, Xuân Hòa, Hợp Lý và Quang Sơn.

Hiện có 100ha cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, với sản lượng từ 1.500 - 2.000 tấn/năm.

09-48-24_vn_truc_thu_hoch_thnh_long
Bà con xã Vân Trục thu hoạch thanh long ruột đỏ

Để cây thanh long phát triển bền vững, năm 2017 UBND huyện Lập Thạch đã triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về các biện pháp kỹ thuật xử lý cây thanh long bằng biện pháp chiếu sáng và chăm sóc, tạo ra sản phẩm quả trái vụ.

Kết quả bước đầu cho thấy đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm thu nhập 80 - 100 triệu đồng/ha so với biện pháp thâm canh thông thường.

Năm 2018 huyện phối hợp với Viện Công nghệ sinh học (ĐH Bách khoa Hà Nội) đề nghị Sở KH-CN Vĩnh Phúc phê duyệt đề tài sản xuất siro và rượu vang từ nước ép quả thanh long.

Hội SX thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch và HTX Bình Minh (xã Ngọc Mỹ) đã ký hợp đồng tiêu thụ sản lượng theo hợp đồng từng đợt quả với siêu thị Big C, CoopMart, Vincom tại Vĩnh Phúc, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đồng thời có một số doanh nghiệp tiêu thụ nông sản hoa quả tươi ở Hà Nội thu mua. Năm 2018 huyện còn ký kết hợp tác và ủy quyền cho HTX Đại Phúc (xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên) thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ.

09-48-24_thnh_long_vn_truc_vo_mu_thu_hoch
Sơ chế, phân loại thanh long ruột đỏ

 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.