| Hotline: 0983.970.780

Lập trường nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông của tân tổng thống Philippines

Chủ Nhật 12/06/2016 , 10:24 (GMT+7)

Tân tổng thống Philipines Rodrigo Duterte được cho là sẽ nhượng bộ trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để đổi lấy những lợi ích kinh tế từ Trung Quốc.


Tân tổng thống Philipines Rodrigo Duterte. Ảnh: Phil News

 

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông có chiều hướng lắng dịu khi mà tổng thống mới của Philippines, ông Duterte, đang tiếp cận Bắc Kinh bằng những phương pháp mềm mỏng, tích cực hơn, mở đường cho các cuộc thảo luận về tranh chấp chủ quyền, theo South China Morning Post.

Ông Duterte từng gọi ông Tập Cận Bình là một "chủ tịch tuyệt vời" sau khi lãnh đạo Trung Quốc trong một bức điện mừng ngỏ ý mối quan hệ song phương "nên trở lại quỹ đạo phát triển".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng bày tỏ thái độ lạc quan trước khả năng mối quan hệ hai nước ấm dần lên.

Chủ quyền đổi lợi ích kinh tế

Giới phân tích đánh giá lập trường hòa hoãn với Bắc Kinh của ông Duterte hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm, cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Dưới thời ông Aquino, quan hệ Mỹ - Trung rơi vào căng thẳng, đặc biệt là sau khi Manila đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hauge, kiện yêu sách chủ quyền phi lý theo "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh tự vẽ ra, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, tuyên bố không chấp nhận phán quyết của tòa, dự kiến được đưa ra trong tháng này.

Ông Duterte có lẽ không từ bỏ vụ kiện nhưng sẽ "không coi phán quyết của tòa là trở ngại cho tiến trình cải thiện quan hệ với Trung Quốc", Chito Sta Romana, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, nhận xét. "Điểm mấu chốt là Duterte thực tế và ông ấy biết giải quyết tranh chấp chủ quyền sẽ mất thời gian".

Theo Romana, Tổng thống Duterte dường như sẽ tập trung vào thúc đẩy thực hiện các "chính sách kinh tế" với Trung Quốc.
"Duterte đang nhắm tới xây dựng một tuyến đường sắt ở Mindanao. Đây là một động lực chi phối phương pháp tiếp cận Trung Quốc của ông ấy", chuyên gia Romana nhận định. Trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 4, Duterte còn khẳng định sẽ đảo ngược chính sách của chính quyền Aquino về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

Duterte sẽ đòi hỏi những đặc quyền, đặc lợi kinh tế từ phía Bắc Kinh, đổi lại, Manila sẽ nhượng bộ trong các tranh chấp chủ quyền, báo Inquirercủa Philippines bình luận.

Theo Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila, ông Duterte nhìn nhận Trung Quốc như một đối tác quan trọng trong công cuộc phát triển quốc gia, đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.

"Chính phủ của ông ấy nhiều khả năng sẽ tập trung vào sửa chữa mối quan hệ căng thẳng bằng cách tìm kiếm một bản giao ước về Biển Đông, có thể là thông qua những hiệp định không chính thức hoặc thỏa thuận chính thức cùng khai thác các nguồn tài nguyên", ông Heydarian nói.

Giới quan sát chính trị ở Trung Quốc đồng tình với ý kiến cho rằng một giao kèo hợp tác cùng phát triển sẽ là lối đi được đôi bên ưu tiên lựa chọn.

"Một thỏa thuận thăm dò chung hoàn toàn có cơ hội thành hiện thực. Trung Quốc từ lâu đã mong muốn hợp tác thăm dò với Philippines, ngay cả dưới thời ông Aquino", SCMP dẫn lời Xu Liping, giáo sư tại Viện nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết.

Tháng trước, Manila còn thông báo các ngư dân địa phương bây giờ có thể đánh bắt cá thoải mái tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Bắc Kinh bởi lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã giảm cường độ hoạt động ở khu vực này.


Bãi cạn Scarborough. Ảnh: Wikipedia

 

"Điều đó cho thấy Trung Quốc khá linh hoạt trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền với Philippines", ông Xu nói.

Theo Romana, Bắc Kinh có thể tận dụng động thái này để tăng cường mối quan hệ với Manila. Ông cho rằng Trung Quốc có thể "tận dụng thời cơ để đưa ra một số lợi ích trước mắt".
Tuy nhiên, Mỹ, một đối trọng của Trung Quốc, hiện vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến Philippines.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói rằng Washington đặt kỳ vọng duy trì một liên minh an ninh mạnh mẽ với Manila sau khi Tổng thống Duterte gợi ý ông sẽ theo đuổi một phương hướng mới, ít phụ thuộc hơn vào Mỹ.

"Mối quan hệ với Mỹ dường như không còn nồng ấm như trước đây nhưng Washington vẫn là một đồng minh quan trọng trong vấn đề chống khủng bố và các lĩnh vực hợp tác an ninh lâu dài khác", Heydarian nhận định.

"Thứ mà tôi chờ đợi là một chiến lược cân bằng đồng đều hơn đối với Trung Quốc và Mỹ, khác với chiến lược đối trọng hiện nay của chính quyền Aquino", ông nói.

Còn theo giáo sư Xu, liên minh Mỹ - Philippines sẽ không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đang ngày càng nồng ấm giữa Bắc Kinh và Manila.

VnExpress

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm