| Hotline: 0983.970.780

Lễ thượng cờ ASEAN kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

Thứ Ba 08/08/2017 , 10:22 (GMT+7)

Sáng 8/8, lễ thượng cờ ASEAN diễn ra trang trọng tại trụ sở Bộ Ngoại giao tại Hà Nội nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hiệp hội.

Lễ thượng cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao tại Ba Đình, Hà Nội. Từ 7h sáng, các thành viên của đội danh dự đã có mặt tại sân lớn phía trước trụ sở để chuẩn bị cho buổi lễ.
Lễ thượng cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao tại Ba Đình, Hà Nội. Từ 7h sáng, các thành viên của đội danh dự đã có mặt tại sân lớn phía trước trụ sở để chuẩn bị cho buổi lễ.
  Lễ Thượng cờ hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN đã trở thành thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết của ASEAN với nhân dân các nước trong khu vực.
Lễ Thượng cờ hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN đã trở thành thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết của ASEAN với nhân dân các nước trong khu vực.
  Lễ thượng cờ ASEAN có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo một số Ban, Bộ, Ngành, UBND TP Hà Nội, cùng các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và các Đối tác của ASEAN tại Hà Nội.
Lễ thượng cờ ASEAN có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo một số Ban, Bộ, Ngành, UBND TP Hà Nội, cùng các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và các Đối tác của ASEAN tại Hà Nội.
  Cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được các thành viên đội danh dự gắn trang trọng lên cột cờ.
Cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được các thành viên đội danh dự gắn trang trọng lên cột cờ.
  Đúng 7h30, lá cờ ASEAN tung bay trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Cờ ASEAN mang bốn màu xanh, đỏ, trắng và vàng, với biểu tượng bó 10 thân cây lúa ở giữa để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, thống nhất giữa các nước thành viên và khát vọng hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của cả khối.
Đúng 7h30, lá cờ ASEAN tung bay trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Cờ ASEAN mang bốn màu xanh, đỏ, trắng và vàng, với biểu tượng bó 10 thân cây lúa ở giữa để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, thống nhất giữa các nước thành viên và khát vọng hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của cả khối.
  Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội hoà chung với không khí tưng bừng chào đón ngày ASEAN tại các nước thành viên ASEAN khác, các hoạt động của Cơ quan đại diện các nước ASEAN trên toàn thế giới và đặc biệt là lễ kỷ niệm cấp khu vực đang diễn ra tại Philippines - Nước Chủ tịch ASEAN 2017.
Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội hoà chung với không khí tưng bừng chào đón ngày ASEAN tại các nước thành viên ASEAN khác, các hoạt động của Cơ quan đại diện các nước ASEAN trên toàn thế giới và đặc biệt là lễ kỷ niệm cấp khu vực đang diễn ra tại Philippines - Nước Chủ tịch ASEAN 2017.
  Cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam. ASEAN hình thành dựa trên Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, với hai mục tiêu cơ bản: Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á; Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, tự do và thịnh vượng.
Cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN bên cạnh Quốc kỳ Việt Nam. ASEAN hình thành dựa trên Tuyên bố Băng Cốc năm 1967, với hai mục tiêu cơ bản: Phấn đấu để ASEAN trở thành tổ chức quy tụ tất cả các nước Đông Nam Á; Phấn đấu để Đông Nam Á trở thành một khu vực hoà bình, tự do và thịnh vượng.
  Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng đây là thời khắc để các thành viên ASEAN có thể tự hào nhìn lại chặng đường phát triển bền bỉ, nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong nửa thập kỷ qua để cùng nhau tiến bước vì tương lai chung của Cộng đồng ASEAN.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng đây là thời khắc để các thành viên ASEAN có thể tự hào nhìn lại chặng đường phát triển bền bỉ, nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong nửa thập kỷ qua để cùng nhau tiến bước vì tương lai chung của Cộng đồng ASEAN.
"Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN năm 2015 là dấu mốc lịch sử của tiến trình liên kết ASEAN, có ý nghĩa đặc biệt với Hiệp hội, khu vực cũng như từng nước thành viên. Với dân số 630 triệu dân, tổng GDP gần 3 nghìn tỉ USD, mức tăng trưởng 4.7% năm 2016, ASEAN hiện là động lực của nền kinh tế khu vực. Trở thành một tổ chức có uy tín ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN ngày nay hoạt động dựa trên Hiến chương ASEAN cùng các giá trị và nguyên tắc hoạt động thống nhất. Phương cách ASEAN được xây dựng trên nền tảng văn hóa phương Đông, coi trọng sự đoàn kết và phồn vinh chung, sự khoan dung và hài hoà lợi ích trong tập thể, giúp làm nên thành công của ASEAN suốt 5 thập kỷ qua", Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu.
  Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm sau lễ thượng cờ.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm sau lễ thượng cờ.

(Dân trí)

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm