Theo The Nation, chỉ còn đúng một tuần nữa (27/10) là diễn ra cuộc hội thảo rất quan trọng này để các nhà khoa học và quản lý và đại diện các bên liên quan thảo luận, cân nhắc.
Paraquat và glyphosate đứng hàng đầu về nguyên nhân gây ung thư, hiện đã bị nhiều quốc gia cấm sử dụng |
Trước đó, Ủy ban Hóa chất quốc gia đã đề xuất chính phủ Thái Lan ban hành lệnh cấm sử dụng ba hóa chất độc hại trên, bắt đầu từ ngày 1/12/2019 vì đây là những chất nguy hiểm đến sức khỏe của người dân và gây ô nhiễm đất.
Tuy nhiên, từ vài tháng qua, Ủy ban này cũng đón nhận một làn sóng phản đối đề xuất lộ trình “cấm ngay tắp lự” từ hàng triệu nông dân trồng mía và một số học giả vì cho rằng, việc khai tử các hóa chất paraquat và glyphosate có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp mía đường trong nước 570 tỷ bạt, tương đương khoảng 18 tỷ USD.
Ông Thongkam Cheongklad, Chủ tịch Hiệp hội Những người trồng mía Thái Lan cho hay, nếu cấm dùng paraquat, loại hóa chất kiểm soát cỏ dại sẽ tác động đáng kể đến chi phí sản xuất của nông dân. Trong khi đó, các loại thuốc bảo vệ thực vật thay thế khác vào thời điểm hiện nay là khá đắt đỏ và không hiệu quả.
Chính phủ Thái Lan đang đứng trước lụa chọn có tính chất "sinh tử" đối với ngành công nghiệp mía đường |
Ông Thongkam cũng cảnh báo, khoảng 1,2 triệu người trong chuỗi sản xuất- chế biến mía đường ở các địa phương miền Trung, Bắc, Đông và Đông Bắc vẫn đang phản đối lệnh cấm hai loại hóa chất này.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Khoa học công nghệ mía đường Thái Lan Kitti Choonhawong, hiện cả nước có khoảng 11 triệu rai diện tích trồng mía và hàng năm tạo ra trên 300 tỷ bạt. Ông Kitti cho biết, lộ trình cấm hai loại hóa chất này có thể khiến sản lượng đường giảm nhanh và tác động dây chuyền đến các nhà máy chế biến cũng như doanh nghiệp xuất khẩu, gây tổn thất lên tới 570 tỷ bạt.
Hiện Thái Lan là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, xếp sau Brazil. Nếu lệnh cấm có hiệu lực thì đồng nghĩa đất nước sẽ mất nguồn thị trường xuất khẩu trị giá 94,6 tỷ bạt.
Viroj Na Ranong, Trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan lại cảnh báo rằng, nếu nông dân trồng mía không còn được phép sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học thì an ninh lương thực quốc gia bị đe dọa.
Thái Lan hiện có khoảng 1,2 triệu người dân trồng mía |
Tuy nhiên, nếu cấm thuốc trừ sâu hóa học nhưng vẫn cho phép nông dân sử dụng phân bón hóa học thì may ra sẽ đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, dù chi phí sản xuất sẽ tăng vì sẽ cần nhiều lao động hơn cũng như chi phí sản xuất rất cao.
“Do vậy, chính phủ sẽ phải cân nhắc thực hiện đồng bộ các giải pháp căn cứ trên nghiên cứu cụ thể chứ không thể dựa theo các xu hướng xã hội và sức ép chính trị” ông Viroj đề nghị.