| Hotline: 0983.970.780

Liên kết nuôi heo rừng lai an toàn sinh học không lo đầu ra

Thứ Tư 04/12/2024 , 21:29 (GMT+7)

ĐBSCL Nuôi heo rừng lai an toàn sinh học và liên kết với doanh nghiệp không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện cho nông dân vươn lên làm giàu.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp là người khởi xướng và triển khai nhiều năm qua nhằm hỗ trợ bà con nông dân tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp là người khởi xướng và triển khai nhiều năm qua nhằm hỗ trợ bà con nông dân tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại vùng ĐBSCL, nơi nông nghiệp luôn là thế mạnh chủ đạo, một mô hình chăn nuôi mới ra đời và đang thu hút sự chú ý của nhiều nông dân. Đó chính là mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Mô hình này được lan tỏa và đã giúp nhiều hộ dân nuôi heo ở miền Tây vươn lên khá giàu. Đây là mô hình được anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp là người khởi xướng và triển khai nhiều năm qua. Bên cạnh đó, mô hình này cũng được ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL đánh giá cao.

Thịt ngon, ít mỡ 

Heo rừng lai có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp, thịt ngon, ít mỡ và thơm tự nhiên. Nhờ nuôi dưỡng trong môi trường gần gũi với thiên nhiên, sản phẩm từ heo rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản an toàn của thị trường mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân.

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp cho biết: Nhận thấy việc nuôi heo truyền thống thường gặp rủi ro về dịch bệnh, khiến người chăn nuôi luôn lo âu vì sợ lỗ lã.

Vì thế hơn 10 năm nay công ty đã triển khai mô hình nuôi heo rừng lai hướng bản địa gắn với an toàn sinh học nhằm giúp nông dân giảm chi phí đầu vào. Cụ thể như xây chuồng trại, con giống, thức ăn, giảm dịch bệnh mà đảm bảo có lãi cao hơn so với cách nuôi heo trắng truyền thống trước đây.

Hiện nay, công ty đang liên kết với hàng trăm hộ dân ở các tỉnh ĐBSCL bằng cách cung cấp giống chất lượng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Qua đó, bà con có thể yên tâm đầu tư và phát triển nghề chăn nuôi một cách bền vững.

Mô hình liên kết không chỉ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện để nông dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi hiện đại mà thân thiện với môi trường.

Nuôi heo rừng lai không tốn nhiều chi phí, vì gia đình tận dụng những loại phụ phẩm bỏ đi hay các loại cây rau, củ, quả xung quanh nhà có sẵn để làm thức ăn cho heo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi heo rừng lai không tốn nhiều chi phí, vì gia đình tận dụng những loại phụ phẩm bỏ đi hay các loại cây rau, củ, quả xung quanh nhà có sẵn để làm thức ăn cho heo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi heo rừng lai không tốn nhiều chi phí

Bà Trần Thị Hoa, nông dân ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vui mừng cho biết: Hơn 4 năm nay gia đình bà Hoa liên kết với công ty Heo rừng Đồng Tháp để nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, công ty bao tiêu sản phẩm với giá ổn định giúp người nuôi luôn có lãi nên rất an tâm trong chuỗi liên kết này.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tâm, một nông dân tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp liên kết nuôi heo rừng lai với với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp gần 6 năm, chia sẻ: Trước đây, gia đình nuôi heo nhỏ lẻ, thường xuyên gặp khó khăn vì dịch bệnh. Từ khi tham gia mô hình liên kết với công ty, người nuôi được hỗ trợ giống tốt, hướng dẫn xây chuồng trại, vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.

Đặc biệt, nuôi heo rừng lai không tốn nhiều chi phí, vì gia đình tận dụng những loại phụ phẩm bỏ đi hay các loại cây rau, củ, quả xung quanh nhà có sẵn để làm thức ăn cho heo. Nhờ đó, chi phí nuôi heo không tốn kém nhiều mà ngược lại đàn heo khỏe mạnh, năng suất cao và ông không còn lo lắng về việc đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Hiện đàn heo của gia đình ông Tâm có gần 55 con lớn nhỏ, dự kiến cuối năm gia đình ông xuất bán hơn 50% số heo tổng đàn đã trưởng thành sẽ thu về gần 100 triệu đồng.

Ông Lê Văn Bình, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đánh giá: Cao Lãnh là địa phương sản xuất trọng điểm về cây ăn trái và hoa màu của tỉnh Đồng Tháp, việc tận dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp bỏ đi để nuôi heo rừng lai là rất phù hợp phát triển tại các nông hộ. Tuy nhiên, việc chăn nuôi heo truyền thống theo quy mô nhỏ lẻ thường gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc kiểm soát dịch bệnh

Mô hình liên kết nuôi heo rừng lai của doanh nghiệp triển khai xuống tận nông dân đã tạo ra hướng đi mới cho người nuôi heo. Không chỉ giúp nâng cao thu nhập, mô hình này còn thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn sinh học, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đang liên kết với hàng trăm hộ dân ở các tỉnh ĐBSCL bằng cách cung cấp giống chất lượng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp đang liên kết với hàng trăm hộ dân ở các tỉnh ĐBSCL bằng cách cung cấp giống chất lượng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cải thiện kinh tế, xây dựng thương hiệu nông sản sạch

Anh Đoàn Phan Dinh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Heo rừng Đồng Tháp khẳng định, để mô hình liên kết phát triển bền vững, công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các yếu tố cốt lõi.

Thứ nhất, hỗ trợ kỹ thuật là đào tạo nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, quản lý thức ăn và nước uống đảm bảo an toàn.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe đàn heo, tiêm phòng đầy đủ và triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ.

Thứ ba, công ty đảm bảo đầu ra ổn định với giá cả hợp lý cho người chăn nuôi, tạo động lực để nông dân yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi lớn. Từ đó liên kết cùng doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng mang đến cho người tiêu dùng.

Anh Dinh chia sẻ thêm, mô hình liên kết nuôi heo rừng lai an toàn sinh học đang mở ra một hướng phát triển đầy tiềm năng cho nông dân ĐBSCL. Với sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và đồng hành của cơ quan chức năng, đây không chỉ là giải pháp mà là bước tiến trong việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Công ty hy vọng mô hình này không chỉ cải thiện kinh tế cho từng hộ gia đình mà còn góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, an toàn của ĐBSCL trên thị trường. 

Xem thêm
Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Một xã lãi 15 - 16 tỷ đồng nhờ dưa chuột vụ đông

Nghệ An Có những ngày xã thu hoạch đến 100 tấn dưa chuột, thu về trên 1 tỷ đồng. Lãi ròng từ riêng cây dưa chuột vụ đông của xã ước đạt 15 - 16 tỷ đồng.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.