| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất khoai tây

Thứ Ba 18/02/2020 , 10:10 (GMT+7)

Thực hiện liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất khoai tây, nông dân Lâm Đồng có cơ hội thu về hàng trăm triệu đồng/1ha mỗi vụ.

Toàn huyện Đơn Dương có khoảng 500ha khoai tây và chủ yếu nằm trong các chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Toàn huyện Đơn Dương có khoảng 500ha khoai tây và chủ yếu nằm trong các chuỗi liên kết sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Trên thửa ruộng đất đỏ bazan ở xã Quảng Lập (huyện Đơn Dương), gia đình anh Trần Minh Tâm đang khẩn trương thu hoạch khoai để kịp đóng hàng, giao nông sản cho doanh nghiệp.

Hai máy xới được thợ vận hành, chạy liên tục trên những luống đất để đưa những củ khoai lên khỏi mặt đất. Phía sau là hàng chục nhân công nhặt, lựa nông sản và cho vào những bao lớn để sẵn sàng đưa lên bàn cân.

Nhìn những củ khoai tròn, vàng rực, chủ vườn Trần Minh Tâm không dấu được niềm vui thổ lộ: “Gia đình trồng 6 sào và đợt này có thể thu được gần 20 tấn. Với giá bán từ 8.000-9.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì có thể lãi ròng khoảng 100 triệu đồng”.

Anh Tâm sản xuất giống khoai tây hoa tím, củ vàng từ năm 2015 và liên kết với Công ty Pepsico Việt Nam có trụ sở lại thành phố Đà Lạt.

Theo anh Tâm, việc liên kết với doanh nghiệp giúp gia đình ổn định sản xuất, không phải lo về đầu ra. Điều kiện để làm việc với doanh nghiệp là nông dân phải có đất sản xuất. Sau khi ký kết hợp đồng, phía doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và có kỹ sư nông nghiệp đến hỗ trợ kỹ thuật sản xuất.

“Khi kết thúc mùa vụ, doanh nghiệp thu mua toàn bộ nông sản. Đây cũng là thời điểm mình trả tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho doanh nghiệp”, anh Tâm nói.

Cạnh vườn của anh Tâm là khu vườn rộng 0,5ha của gia đình anh Ngô Nguyễn Đạt. Tại đây những luống khoai đã bước vào giai đoạn rụi lá, sẵn sàng cho thu hoạch. Chủ vườn cho hay, gia đình anh xuống giống từ khoảng tháng 11 âm lịch và dự kiến thu hoạch trong vài ngày tới.

Anh thổ lộ: “Năm nay tôi trồng 0,5ha khoai tây và gần 1ha bắp cải. Tuy nhiên, bắp cải giá quá thấp, thu không bù chi nên giờ chỉ trông chờ vào lứa khoai này”. Cũng theo anh Đạt, mùa vụ năm sau, gia đình sẽ làm việc với Công ty Pepsico nhằm mở rộng thêm diện tích sản xuất để nâng thêm lợi nhuận.  

Cây khoai tây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Đơn Dương nên cây phát triển mạnh, năng suất cao. Ảnh: Minh Hậu.

Cây khoai tây phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Đơn Dương nên cây phát triển mạnh, năng suất cao. Ảnh: Minh Hậu.

Ở xã Tu Tra (Đơn Dương), những vườn khoai tây đan xen với những vườn cỏ bò sữa và các loại rau ăn lá khác tạo nên màu xanh bát ngát. Cây trồng này được người dân phát triển từ nhiều năm trước và cũng từng chịu nhiều rủi ro bởi giá cả thị trường bấp bênh. Cho mãi đến khoảng năm 2015, các mô hình liên kết mới được hình thành và kinh tế nông hộ mới có được sự cải thiện.

Một người dân cho biết, ngà nay, yếu tố liên kết được xem là một mắt xích quan trọng. Ông cho hay: “Những hộ dân nào không đạt được hợp đồng liên kết với doanh nghiệp thì không dám đầu tư vườn vì sợ rủi ro”.

Ông Đinh Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Tu Tra cho biết, địa phương có khoảng 300ha diện tích khoai tây với năng suất khoảng 26,8 tấn/ha. Diện tích này chủ yếu nằm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc thực hiện liên kết đã giúp người dân ổn định sản xuất, phát triển kinh tế.

Liên kết với doanh nghiệp, người trồng khoai tây không phải lo về đầu ra cho nông sản. Ảnh: Minh Hậu.

Liên kết với doanh nghiệp, người trồng khoai tây không phải lo về đầu ra cho nông sản. Ảnh: Minh Hậu.

“Chính quyền luôn khuyến khích người dân phát triển kinh tế tập thể, phát triển các chuỗi liên kết để giải quyết đầu ra cho nông sản.

Ngoài ra, việc phát triển liên kết cũng giúp nông dân tránh những tác động tiêu cực như được mùa mất giá”, ông Hoàng thổ lộ.

Theo bà Tou Prong Nai Khoan, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương, toàn huyện có 20,3 nghìn ha đất sản xuất các loại cây rau, hoa... Riêng khoai tây chiếm trên 500ha và chủ yếu nằm trong liên kết doanh nghiệp. Diện tích khoai cũng tập trung chủ yếu ở các xã Tu Tra, Ka Đô, Quảng Lập và Đạ Ròn.

“Các điều kiện tự nhiên thuận lợi, người trồng khoai tây có kinh nghiệm nên phát triển cây trồng này luôn hiệu quả, đạt năng suất từ 25-30 tấn/ha. Hơn nữa, nhờ việc tham gia các chuỗi liên kết mà người dân không phải lo đầu ra và có cơ hội làm giàu”, bà Tou Prong Nai Khoan cho biết.

Cũng theo bà, trên địa bàn huyện có 2 doanh nghiệp lớn liên kết với nông dân sản xuất khoai tây là Công ty Pepsico Việt Nam và Công ty Thực phẩm Orion Vina. Trong đó Orion liên kết sản xuất khoảng 100ha còn Pepsico liên kết khoảng 400ha. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm