| Hotline: 0983.970.780

Linh hoạt quản lý nợ công để duy trì tăng trưởng

Thứ Tư 22/06/2022 , 07:34 (GMT+7)

Chiến lược nợ công đến năm 2030: Linh hoạt, đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế được duy trì với tốc độ bình quân khoảng 7% trong vòng 20 năm nữa.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Tại Hội nghị phổ biến Chiến lược nợ công đến năm 2030, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Trương Hùng Long nêu quan điểm về việc quản lý nợ công linh hoạt, thận trọng.

"Trong điều kiện Việt Nam đã tốt nghiệp điều kiện vay IDA của Ngân hàng thế giới (WB) và không còn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cao, giá rẻ như trước, chúng ta phải dựa nhiều hơn vào các công cụ thị trường. Việc hoạch định chiến lược vay, trả nợ công trung, dài hạn cần thận trọng, linh hoạt để hạn chế hệ quả tiêu cực lâu dài", ông Long nói.

Từ khi nối lại hợp tác với WB vào năm 1993, Việt Nam nhận tài trợ khoảng 25 tỷ USD, trong đó bao gồm cả nguồn vốn viện trợ không hoàn lại ODA và IDA (nguồn vốn dành cho các nước nghèo). Đây là nguồn lực giúp Việ Nam giữ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm giai đoạn 2009-2019.

Tuy nhiên, khi Covid-19 bùng phát trên thế giới, yêu cầu về huy động tài chính dự phòng trong ngắn và trung hạn được đặt ra. Điều này khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 dừng ở 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Để trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần chương trình phục hồi kinh tế bền vững, trong đó bao gồm chiến lược nợ công.

Ngày 14/4/2022, Thủ tướng phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030, và đề ra một số mục tiêu như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 khoảng 7.500 USD; Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; Nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Chiến lược cũng đề ra một số quan điểm trong quản lý nợ công: như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ, chủ động cơ cấu lại danh mục nợ và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công.

Toàn cảnh hội nghị do Bộ Tài chính và WB tổ chức.

Toàn cảnh hội nghị do Bộ Tài chính và WB tổ chức.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB đánh giá, Chiến lược nợ công đến năm 2030 của Việt Nam liên quan đến cả chính sách tài khóa cũng như quản lý nợ công.

Theo bà Turk, với mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn trong trung và dài hạn. Lãnh đạo WB nhấn mạnh, Việt Nam cần quản lý nợ công chặt chẽ, nhằm đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng bình quân từ 5-6% trong vòng 20 năm nữa.

Theo quy định của Việt Nam, nợ công gồm 3 nhóm chính là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của địa phương. Mục tiêu cao nhất của việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội. 

Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến đầu tư của tư nhân giảm, một số nước thường lựa chọn ổn định đầu tư bằng cách vay tiền và tham gia đầu tư các công trình công cộng như đường xá, cầu và trường học đến khi nền kinh tế quốc gia thoát trì trệ, đạt cân bằng trở lại.

Nợ công làm tăng nguồn lực cho nhà nước, tăng vốn phát triển cơ sở hạ tầng cũng như phát triển vốn đầu. Với nền kinh tế như Việt Nam, vốn là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng hạ tầng nhanh chóng, đồng bộ, góp phần tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ công cũng gây áp lực lên chính sách tiền tệ, nhất là các khoản vay nước ngoài.

Coi Chiến lược nợ công đến năm 2030 là 1 trong 9 chiến lược nhánh của tổng thể hệ thống chiến lược ngành tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh: "Chiến lược vừa được Thủ tướng phê duyệt sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục cải cách quản lý nợ công, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia”.

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chỉ với 1,5 triệu đồng, khám phá trọn vẹn Phú Quốc

ĐBSCL Nhằm giúp bạn tận hưởng trọn vẹn mùa hè sôi động sắp tới, Puolo Trip tung ra gói Combo du lịch tại đảo ngọc Phú Quốc 3 ngày 2 đêm với giá từ 1.490.000 đồng/khách.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.