| Hotline: 0983.970.780

Loay hoay xử lý rác thải

Thứ Sáu 17/10/2014 , 08:19 (GMT+7)

Theo Sở TN-MT TP.HCM, mỗi ngày TP có khoảng 7.500 tấn rác thải rắn thải ra, trong đó có từ 1.500 - 2.000 tấn chất thải công nghiệp. 

Đây là mối đe dọa thường trực đối với môi trường TP. Về lâu dài việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp sẽ khiến TP gặp nhiều khó khăn khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

CÔNG NGHỆ LẠC HẬU

Với lượng rác thải như trên, tiềm năng thu hồi năng lượng từ nguồn rác thải là rất lớn vì có khoảng 70% trong tổng lượng rác có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng này vẫn bị lãng phí vì vẫn còn 90% lượng rác được xử lý theo kiểu chôn lấp.

Trên thực tế, hầu hết công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp đang phát sinh nhiều bất cập cho môi trường, đặc biệt là nước rỉ rác và khí thải phát sinh. Không phải ở bãi rác nào cũng có NM xử lý nước rỉ rác. Hơn nữa, nếu có thì cũng ít khi chạy hết công suất.

Ngay từ năm 2011, Sở TN-MT đã có những hoạt động tích cực nhằm giải quyết vấn đền xử lý chất thải như kết hợp với Quỹ Trung tâm môi trường toàn cầu (GEC) và Hiệp hội Giải pháp về nước & môi trường đô thị TP Osaka (Nhật Bản) tổ chức hội thảo "Quản lý tổng hợp chất thải rắn tại TP.HCM” nhằm tìm giải pháp, tìm công nghệ. Các chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến liên quan đến xử lý chất thải, thu hồi năng lượng từ lò đốt, xử lý nước rỉ rác, chất thải y tế để TP.HCM tham khảo.

Một số DN trong và ngoài nước như Cty Trisun International Developments Pty Ltd (Australia), Cty TNHH Kiên Giang Composite (KGC)cũng đưa ra dự án đầu tư NM xử lý rác thải bằng công nghệ Plasma. Theo đó, thông tin khả quan, nếu dự án này triển khai thì 1 tấn chất thải rắn có thể SX được 815 KWh điện, tạo ra năng lượng sạch, an toàn và hiệu quả thông qua công nghệ khí hóa plasma.

Đánh giá của các chuyên gia công nghệ cho rằng dự án này hoạt động tốt sẽ tiến tới loại bỏ hoàn toàn các bãi chôn lấp rác thải hiện tại ở vùng ven gây ô nhiễm môi trường.

Một DN lớn chuyên xử lý môi trường, có trụ sở tại TP.HCM là tập đoàn Hoài Nam - Hoài Bắc cũng từng có đề xuất giải pháp xử lý tất cả các loại chất thải bằng phương pháp ủ kỵ khí, thu hồi biogas, một phương pháp hiện đại đang được sử dụng nhiều tại các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, đến nay việc xử lý chất thải, rác thải rắn tại TP.HCM vẫn đang được tiến hành trên công nghệ lạc hậu.

LÃNG PHÍ NGUỒN NĂNG LƯỢNG

Ông Nguyễn Trung Việt, Chánh văn phòng Ứng phó biến đổi khí hậu TP.HCM cho rằng, việc biến rác thải thành nguồn nguyên liệu SX điện sạch giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp thêm nguồn năng lượng vốn đang có nguy cơ thiếu hụt.

Tuy nhiên, để có thể tận dụng nguồn năng lượng từ rác thải, rất cần tập trung đầu tư đúng mức cho các công nghệ xử lý tiên tiến. Từ năm 2003 đã có rất nhiều nhà đầu tư xử lý rác bằng phương pháp đốt để thu hồi năng lượng tìm đến TP.HCM khảo sát đầu tư. Thế nhưng, TP chưa có nhiều ưu đãi, giá điện thu mua quá thấp… nên nhiều đối tác đến rồi lại đi.

"Khó khăn đối với các chủ đầu tư dự án là quỹ đất đã hết. Bên cạnh đó, rác thải được thu gom hỗn tạp, không phân loại tại nguồn, ngoại trừ mô hình khu phố xanh của quận Tân Phú (tại đây đã có 2.000 hộ gia đình hưởng ứng tự nguyện duy trì vĩnh viễn hoạt động phân loại rác tại nguồn.
Đây được xem là mô hình khu dân cư thực hiện phân loại rác tại nguồn thành công nhất tại TP hiện nay). Nhưng với một TP hơn 10 triệu dân thì khu phố trên chẳng là gì để tạo nền tảng vững chắc cho các nhà đầu tư xây dựng NM xử lý rác thải bằng phương pháp đốt phát điện”, ông Nguyễn Văn Phước, PGĐ Sở TN-MT TP.HCM.

Còn ông Nguyễn Văn Phước, PGĐ Sở TN-MT TP.HCM cho biết, việc xử lý hiệu quả các nguồn rác thải thành năng lượng phục vụ phát triển KT-XH của TP đang là vấn đề được quan tâm. Nếu ngày càng có nhiều dự án xử lý rác thải bằng phương pháp đốt phát điện sẽ giải quyết ô nhiễm môi trường, góp phần giải bài toán năng lượng; đặc biệt giúp TP giảm quỹ đất cần sử dụng chôn lấp rác thải.

Từng có nhiều năm nghiên cứu về hiện trạng chất thải rắn tại TP.HCM, ông Mizuno Yuji, GĐ đàm phán quốc tế, Văn phòng Cơ chế thị trường, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: "Theo kết quả nghiên cứu, lượng chất thải rắn phát sinh tại TP.HCM là 7.500 tấn/ngày và 90% trong số đó được đưa đến các bãi chôn lấp rác thải. Qua tham khảo quy hoạch quản lý chất thải rắn tại TP.HCM, chúng tôi nhận thấy lượng chất thải rắn phát sinh trong TP vào năm 2020 là 12.000 tấn/ngày và đạt đến 21.000 tấn/ngày vào năm 2030.

Nếu lượng rác này được xử lý bằng phương pháp đốt sẽ đóng góp đáng kể vào mục tiêu bảo vệ môi trường và chương trình các bon thấp. Cụ thể, giúp giảm lượng chất thải phải chôn lấp tại bãi rác khoảng 300.000 tấn/năm; tạo ra năng lượng điện xanh 128 GWh/năm; giảm phát thải khí nhà kính 70.000 tấn/năm…".

Ông Mizuno Yuji cho biết thêm, Bộ Môi trường Nhật Bản đang xem xét việc hỗ trợ vốn cho các dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM. Trước mắt, Cty Hitachi Zosen của Nhật Bản đang nghiên cứu và dự kiến sẽ triển khai xây dựng nhà máy đốt rác phát điện tại TP vào năm 2015.

Ông Takashi Tanisho, đại diện Cty Hitachi Zosen cho biết, dự án đốt rác phát điện mà Cty nghiên cứu triển khai tại TP.HCM có công suất xử lý 1.000 tấn/ngày với vốn đầu tư là 445 triệu USD. Vấn đề còn lại là các DN đầu tư dự án đốt rác phát điện Nhật Bản rất mong được hưởng các ưu đãi về thuế, tăng giá xử lý rác, giá mua điện của các dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM.

Có thể thấy, nguồn năng lượng hóa thạch đang đứng trước những thách thức không nhỏ khi đang ngày càng cạn kiệt nhanh chóng. Trong khi đó, việc sử dụng công nghệ đốt chất thải rắn tái tạo năng lượng lại đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đã đến lúc VN nói chung và TP.HCM nói riêng phải tranh thủ cơ hội khi các nhà đầu tư có thiện chí hỗ trợ cho việc xử lý chất thải.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm