Như chúng ta đã biết, chuối là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, thuộc họ cây musa, có nguồn gốc Đông Nam Á được trồng nhiều ở những vùng có khí hậu ấm áp.
Việc ăn uống đầy đủ chất là điều hầu hết mọi chuyên gia khuyên nên làm. Chuối có tác dụng như chuối tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngày nay nguy cơ mắc bệnh tim ngày càng cao, đó cũng là căn bệnh khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Trung bình một quả chuối chứa khoảng 0,4g kali, đây là loại khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp.
Chuối giúp giảm nguy cơ ung thư: Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu ăn chuối đều độ giúp ngăn ngừa ung thư thận. Cụ thể nghiên cứu tại Thụy Điển nhận định rằng phụ nữ giảm 40% nguy cơ ung thư khi ăn rau củ, đặc biệt là ăn chuối. Những người ăn 4-6 trái chuối một tuần giảm nguy cơ một nữa mắc bệnh ung thư thận. Lợi ích này có thể đến từ việc trong chuối chứa hàm lượng chống oxy hóa cao.
Chuối giúp duy trì xương chắc khỏe: Mặc dù không chứa nhiều canxi, nhưng chuối vẫn giữ cho xương chắc khỏe vì có hàm lượng fructooligosaccharides cao. Đây là dạng vi khuẩn có lợi, dễ dàng chuyển hóa thành axit béo chuỗi ngắn, nguồn năng lượng tuyệt vời cho các tế bào màng ruột kết. Hơn thế nữa nó còn giúp tạo ra một môi trường có tính axit hơn, giúp ruột kết hấp thu canxi tốt hơn. Từ đó hỗ trợ xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai.
Ngoài những lợi ích trên đây, chuối còn có nhiều tác dụng trong việc làm đẹp như: giảm cân, chăm sóc da, làm tinh thần sảng khoái… Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích về thành phần dinh dưỡng của chuối cũng như những tác dụng tuyệt vời mà chuối mang lại trong cuộc sống của chúng ta.
Chính thế mà đã có một phụ nữ mạnh dạn ăn chuối trong 2 ngày liền thay cơm, bởi chuối là loại trái cây bổ dưỡng, thậm chí có thể được sử dụng thay thế gạo vì chứa đầy carbohydrate; kết quả sau đó khiến ai cũng bất ngờ. Thật vậy, kết quả cho thấy của lợi ích của ăn chuối thay cơm trong hai ngày liền cho thấy rằng:
* Chuối có thể cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ chuối chứa magiê và kali, và cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng này hơn nếu ăn chuối vào ban đêm. Cả magiê và kali đều được sử dụng cho quá trình tái tạo cơ thể, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động của ngày hôm sau.
* Ổn định huyết áp: Bởi chuối có hàm lượng natri thấp nhưng kali rất dồi dào, chính điều này khiến chuối trở thành thực phẩm vô cùng tốt cho huyết áp và sức khỏe tim mạch của bạn.
* Phòng chống táo bón: Nếu như mắc bệnh táo bón hoặc thỉnh thoảng khó khăn trong việc đi tiêu, hãy sử dụng chuối ngay hôm nay. Thành phần chất xơ có trong chuối sẽ trợ giúp cơ thể, giúp hệ tiêu hóa làm việc “trôi chảy” hơn.
* Năng lượng cho thấy chuối có đầy đủ các vitamin, khoáng chất và carbohydrate glycemic, chúng một nguồn tuyệt vời giúp cơ thể tái tạo năng lượng nhanh chóng. Đó là lí do chuối được các vận động viên, người thích thể thao sử dụng trước khi luyện tập. Đặc biệt, thành phần kali có trong chuối sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút vô cùng hiệu quả, nhất là người hay bị chuột rút về đêm.
* Ợ nóng: Nếu bị ợ nóng, thì lại có các thành phần kháng acid tự nhiên, giúp đẩy lùi tình trạng ợ nóng. Tốt nhất, nên dùng chuối vừa chín tới để đạt được hiệu quả tốt nhất.
* Thiếu máu: Đây là dịp tốt để bổ sung sắt cho cơ thể bằng chuối. Ăn chuối 2 ngày liền hoặc ăn 2 trái chuối mỗi ngày sẽ giúp kích thích tế bào máu và đẩy mạnh sản xuất hemoglobin. Chuối đặc biệt tốt đối với những người có tiền sử thiếu máu hoặc chị em đến ngày “đèn đỏ”.
* Trầm cảm: Bạn có biết chuối có chứa tryptophan? Cơ thể chúng ta sẽ chuyển nó thành serotonin, giúp thư giãn và cảm thấy vui vẻ. Đó là lí do tại sao có rất nhiều người xem chuối là món trái cây khoái khẩu.
* Giảm cân: Ăn chuối thay cơm trong 2 ngày sẽ giúp cơ thể đào thải chất béo, chất độc và giúp cơ thể không giữ nước. Đó là lí do giúp bạn giảm được phần nào mỡ thừa trong cơ thể mà không tốn kém cả về thời gian lẫn công sức. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ nên áp dụng trong đúng 2 ngày, không nên kéo dài thời gian ăn chuối thay cơm và thức ăn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Đặc biệt, những người đang điều trị bệnh mãn tính, ung thư không nên áp dụng hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.