| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích nhật ký sử dụng thuốc BVTV

Thứ Hai 25/04/2011 , 13:07 (GMT+7)

Hỏi: Chương trình sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP) hướng dẫn rất nhiều việc phải làm trong đó phải có nhật ký sử dụng thuốc BVTV. Tôi đang trồng bưởi và muốn áp dụng cách này thì liệu có thể giữ lại mẫu bao bì thuốc BVTV đã sử dụng mà không cần phải ghi chép. Như vậy có được chấp nhận không?

(Nguyễn Văn Mưa - huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre) 

Nhằm tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam có thể tham gia mạnh trên thị trường khu vực châu Á và thế giới, nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đã được phổ biến rộng rãi. Biện pháp này đòi hỏi nghiêm ngặt nhiều việc từ khâu làm đất chọn giống đến khi thu hoạch và bảo quản nông sản.  

Cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ xem xét trên giấy tờ ghi lại toàn bộ quá trình sản xuất đã thực hiện theo tiêu chí đã đề ra. Nếu chúng ta thực hiện thiếu sót như không ghi chép nhật ký mua thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV, lưu giữ thuốc BVTV… thì sẽ không được chứng nhận VietGAP.  

Không những các tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản, cây ăn trái cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP để thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng nhập khẩu, mà nông dân sản xuất trong nước còn nên thực hiện nhật ký sử dụng thuốc BVTV. Trong nhật ký phải lưu ý những điểm chính như sau:

- Loại cây trồng: (ví dụ bưởi da xanh)

- Diện tích (m2): (ví dụ 1.000 m2)

- Bảng theo dõi:

Ngày, tháng

Tên dịch hại

Tên thuốc

Liều lượng thuốc/lít nước

Lượng thuốc sử dụng/m2

15/1/2011

Sâu đục nõn

 

 

 

20/1/2011

Sâu đục nõn

VIMATOX 1.9EC

20 ml/8 lít

100 ml/

 (1.000m2)

28/1/2011

Sâu đục nõn

VIBAMEC 1.8EC

20 ml/8 lít

100 ml/

(1.000m2)

 

 

 

 

 

Ví dụ như bản theo dõi trên, ta biết được ngày phát hiện sâu đục nõn, ngày nào ta bắt đầu phun thuốc, loại thuốc và liều lượng thuốc đã sử dụng, số lần ta phải xử lý thuốc để trừ đối tượng sâu đục nõn. Tương tự như vậy cho các lần xử lý khác, dịch hại khác trên cây trồng trong năm (trong vụ). Tiếp tục như thế cho đến năm 2012, ta có thể xem lại sổ nhật ký và có thể dự đoán, đề phòng dịch hại nào có thể xảy ra trong tháng để theo dõi và xử lý kịp thời, tránh để dịch hại quá nặng rồi mới phun thuốc, hoặc xử lý thuốc quá sớm cũng không có hiệu quả kinh tế.

Trong sổ nhật ký sử dụng thuốc BVTV cũng có thể tự ghi chú thêm phần hiệu quả của mỗi lần xử lý thuốc, ảnh hưởng của thuốc đối với côn trùng có ích. Sổ tay sử dụng thuốc BVTV càng được ghi chú kỹ lưỡng chi tiết, chúng ta càng có kinh nghiệm quản lý dịch hại tốt hơn, kinh tế hơn ngay chính trên mảnh vườn của mình.

Xem thêm
Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm