| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích xã hội từ việc khuyến khích phạm nhân lao động

Chủ Nhật 17/02/2019 , 08:01 (GMT+7)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp góp ý về dự án Luật Thi hành án hình sự sửa đổi, trong đó có một nội dung quan trọng là khuyến khích phạm nhân lao động, nhằm thúc đẩy cuộc sống tiếp diễn tích cực sau song sắt trại giam!

Hiện nay trên cả nước có 54 trại giam do Bộ Công an quản lý. Mỗi trại giam thường xuyên phân loại, đánh giá phạm nhân theo ba mức độ. Thứ nhất, là đối tượng thường xuyên chống đối, tìm mọi cách vi phạm pháp luật, thậm chí còn "chỉ đạo ra bên ngoài", không chịu cải tạo. Thứ hai là loại phạm nhân lưng chừng. Thứ ba chiếm số đông là những người rất tích cực, chấp hành tốt, luôn mong mỏi được đánh giá, được tha tù trước thời hạn.

09-07-40_phm_nhn_trong_che
Phạm nhân tham gia trồng chè

Nếu loại phạm nhân thứ nhất luôn có khả năng gây nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, thì hai loại phạm nhân còn lại hoàn toàn có thể tham gia vào lực lượng lao động. Vì vậy, dù có nhiều ý kiến tranh cãi thì Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Bộ Công an vẫn đưa nội dung "tổ chức khu sản xuất, điểm lao động cho phạm nhân ngoài trại giam" vào dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi. Theo đó, trại giam được phép thành lập khu sản xuất, điểm lao động và phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Việc này phải bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực phạm nhân lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ giam giữ, giáo dục, cải tạo, minh bạch việc phân phối lại kết quả lao động... Phạm nhân được ra ngoài lao động cũng phải được lựa chọn theo các điều kiện cụ thể về loại tội, mức hình phạt, ý thức 

Dân gian đúc kết thành ngữ “nước sông, công tù” có ngụ ý nhấn mạnh tiềm lực vô hạn của những phạm nhân khi tham gia làm ra của cải vật chất cho cộng đồng. Do vậy, kiến nghị tạo điều kiện cho phạm nhân lao động được hầu hết những thành viên Ban Thường vụ Quốc hội như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc - Hà Ngọc Chiến, Phó chủ tịch Quốc hội- Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục - Phan Thanh Bình và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Nguyễn Hạnh Phúc... nhất trí ủng hộ. Thậm chí, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường - Phan Xuân Dũng cho rằng có phạm nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn phát minh ra những sáng kiến rất tốt. Vì vậy phải nghiên cứu cách tiếp cận để đảm bảo lợi ích cho phạm nhân, lợi ích cho quốc gia vì mỗi ngày họ có thể làm ra hàng tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.

Hoàn toàn tán thành việc "tổ chức khu sản xuất, điểm lao động cho phạm nhân ngoài trại giam", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị phải quy định chặt chẽ, tuân thủ Luật Lao động để không xảy ra cưỡng bức lao động. Người lao động phải được hưởng thành quả, đóng góp cho việc cải thiện bữa ăn. Đồng thời, việc thành lập khu sản xuất, điểm sản xuất cho phạm nhân cũng còn liên quan đến Luật Đất đai, giao đất nên phải xem xét kỹ lưỡng.

Thực tế, dù chưa được luật hóa, thì chuyện đưa phạm nhân đi lao động trong khu sản xuất, điểm lao động luật đã thực hiện từ lâu. Dựa trên việc phân loại, các trại giam sẽ lựa chọn những phạm nhân đủ điều kiện đi lao động bên ngoài với mục đích là "cải tạo họ trở thành người tốt". Tuy nhiên, một trong những tồn tại hiện nay là hầu hết các trại đều đóng trên các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, giao thông không thuận lợi, nên không thu hút được đầu tư các mô hình tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân một cách hiệu quả. Phần lớn các trại giam ở miền Bắc và miền Trung có diện tích đất hạn chế, phân tán nên khó khăn trong việc phát triển sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân. Nói cho sòng phẳng, thì lao động trong các trại giam nhiều năm qua chủ yếu chỉ làm nông nghiệp, chăn nuôi nhằm tự cấp, tự túc thực phẩm hàng ngày. Để Nhà nước không phải đầu tư khoản ngân sách lớn cho các trại giam, cần liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, cá nhân để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân, mà những ngành phù hợp như gia công may mặc, hàng thủ công nghiệp, chế biến nông sản....

Muốn "tổ chức khu sản xuất, điểm lao động cho phạm nhân ngoài trại giam", không thể không có những chính sách kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia. Không thể dùng ngân sách lớn để đầu tư nhà xưởng và máy móc, khi chưa có đánh giá tổng quan về thị trường cho những sản phẩm mà phạm nhân có thể sản xuất. Có sự chung tay của chính quyền địa phương, Bộ Công an đã thí điểm cho 24 trại giam có tình hình an ninh trật tự tốt được phép lập "khu sản xuất" và được liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thành lập các "điểm lao động, dạy nghề" ngoài trại giam. Các điểm này được thiết kế trong khuôn viên các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, có tường rào bao quanh, tách biệt khu dân cư. Phạm nhân được bố trí lao động trong phạm vi hẹp nên thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát. Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất tại các điểm lao động ngoài trại giam do đơn vị liên kết chi trả. Theo thống kê của Bộ Công an, kết quả cho thấy trong tổng số gần 7.000 phạm nhân ra ngoài lao động chỉ có một người bỏ trốn.

Phạm nhân, dù đã sai lầm và đang phải đền trả tội lỗi của bản thân tạo ra, nhưng họ vẫn là con người có tình cảm, có sức khỏe và có đức tin vào ngày mai. Cơ hội lao động cho phạm nhân càng nhiều, thì cơ hội hoàn lương của họ càng lớn! Mặt khác, lao động của phạm nhân không chỉ có ích cho họ mà còn bổ sung lực lượng lao động cho xã hội!

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Thanh tra Chính phủ chuyển 26 hồ sơ sang cơ quan điều tra

Trong quý I/2025, toàn ngành Thanh tra đã phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.