| Hotline: 0983.970.780

Lũ ĐBSCL lên nhanh nhấn chìm hàng trăm hecta lúa, nhiều nơi 'mất ăn'

Thứ Năm 10/08/2017 , 08:37 (GMT+7)

Mấy ngày qua lũ ở ĐBSCL lên nhanh nhấn chìm hàng trăm hecta lúa hè thu (HT) muộn và thu đông (TĐ) sớm khiến nông dân không kịp trở tay.

Thiệt hại lớn

Mặc dù đã được các ngành chức năng cảnh báo, lũ sẽ về sớm và cao hơn so với trung bình nhiều năm trước, nhưng người dân xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang vẫn bất chấp xuống giống sản xuất lúa vụ TĐ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng, gần 70ha lúa TĐ sớm đã bị lũ nhấn chìm, nông dân gần như mất trắng.

13-30-24_nh_1_-_ct_lu_non_trong_nuoc_lu
Nông dân ở xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) cắt lúa non trong nước lũ

Dọc các khu đất trồng lúa xã Vĩnh Hội Đông, người dân hoàn toàn bất ngờ và thất vọng khi hàng loạt những khu đất trồng lúa gần thu hoạch đều bị ngập đến gần cổ bông, thậm chí nhiều khu chìm hẳn dưới lòng nước lũ.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông đã có gần 60 hộ dân canh tác ngoài đê bao chấp nhận thua lỗ nặng. Diện tích gần 70ha lúa đa phần bị nhấn chìm, trong đó có khoảng 95% diện tích đất bị ngập sâu và đứng trước nguy cơ mất trắng. Mặc dù lúa chưa chín, có những cánh đồng còn khoảng 15 - 20 ngày nữa lúa mới thu hoạch được nhưng người dân chấp nhận thu hoạch lúa non với hy vọng được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

13-30-24_nh_2_-_lu_gy_thiet_hi_cho_vu_lu_td_gn_15_ty_dong_o_p_vinh_n
Lũ gây thiệt hại cho nông dân trồng lúa ở ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông gần 1,5 tỷ đồng

Anh Võ Văn Thuồng, người dân ở ấp Vĩnh An, cho biết, diện tích đất nhà anh chỉ có 2 công nhưng thấy nhiều năm nay người dân trồng lúa 3 vụ/năm đều thắng lợi nên vụ này gia đình mạnh dạn thuê thêm 14 công ruộng gần nhà với giá 2 triệu đồng/công để trồng lúa. Nhưng mọi thứ xảy ra khiến anh thất vọng hoàn toàn, trong 16 công chỉ thu hoạch được 16 bao lúa non, ướt và không biết bán cho ai.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Ba ở cùng ấp tâm sự: Để ngăn lũ về đột ngột, tôi và nhiều hộ dân xung quanh đã hùn gần 35 triệu đồng để xây dựng đê bao với mong muốn ngăn được nước lũ tràn vào nhưng nước lên quá cao và mạnh làm vỡ đê, người dân mất cả chì lẫn chài.

Theo ông Ba, những năm trước với 6 công lúa, gia đình ông thu hoạch hơn 4 tấn lúa. Riêng vụ lúa TĐ năm nay gặp cảnh nước lũ ập đến nhanh làm trở tay không kịp nên 6 công lúa gia đình ông chỉ thu hoạch được hơn chục bao lúa xanh, không đủ tiền thuê người đắp đê. Mặc dù ông Ba kêu thương lái đến mua với giá 3.000 đồng/kg nhưng không ai ngó ngàng nên đành để phơi bán cho vịt ăn.
 

Dồn sức khắc phục

Ông Võ Văn Viên, Phó trưởng ấp Vĩnh An, cho biết, thông thường ở các nơi khác ngoài đê bao chỉ làm 2 vụ ĐX và HT nhưng người dân nơi đây đã tranh thủ gieo thêm vụ TĐ để tăng thu nhập. Nhiều năm trước vụ TĐ thắng lợi do lũ về muộn, về ít thậm chí không về. Tuy nhiên, năm nay do lũ bất ngờ về sớm hơn gần 1 tháng nên bà con trở tay không kịp. Mặc dù khi phát hiện lũ về, người dân đã chủ động hùn tiền với nhau đắp đê tạm ngăn lũ nhưng lũ vẫn tràn vào, gây ngập đồng, thất thu.

13-30-24_nh_4
13-30-24_nh_5
Thu hoạch lúa chạy lũ

Theo ông Viên, tính toán toàn ấp Vĩnh An, bà con trồng lúa vụ TĐ bị thiệt hại gần 1,5 tỷ đồng.

Ông Phạm Thành Tâm, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú (An Giang) cho biết, hiện nay vụ TĐ trên địa bàn huyện An Phú có khoảng 7.000ha lúa và hoa màu được gieo trồng. Trong đó, lúa chiếm khoảng 5.000ha. Bắt đầu từ đầu tháng 7, công tác chuẩn bị đã được huyện thực hiện sát sao, nghiêm túc.

Là người mấy chục năm sống chung với lũ, ông Thái Văn Mỹ (ấp Vĩnh An) cho hay, sau nhiều năm vắng bóng lũ hay lũ về ít thì năm nay lũ về sớm, nhanh hơn. Mọi năm, lũ lên khoảng 2 - 3 tấc nước sẽ chững lại và lên từ từ, vì vậy người dân phòng, chống lũ cũng dễ. Năm nay, bắt đầu từ tháng 4 nước bắt đầu xâm xấp ngoài đồng, lên chừng 3 - 4 tấc sau đó lại lên nhanh liên tục.

Hiện toàn huyện thu hoạch gần xong. Tuy nhiên, do lũ về sớm nên người dân đã gặp rủi ro trong công tác trồng lúa vụ phát sinh. Được biết trước đây các vụ này đã giúp người dân thu được nhiều thắng lợi. Chính quyền địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo không nên gieo vụ 3 ở lúa và trồng các loại cây hoa màu trong dịp này ngoài đê bao nhưng người dân không nghe, chính vì vậy tại xã Vĩnh Hội Đông có gần 70ha lúa mất trắng do lũ.

Hiện nay trên địa bàn xã Vĩnh Lộc có thêm 20ha bắp và mè chuẩn bị thu hoạch nhưng bị nước lũ ngập sâu nghiêm trọng gây thiệt hại nặng. Để giải quyết vấn đề đó, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã đã tăng cường công tác thống kê, kiểm tra xác định mức độ ảnh hưởng của lũ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân.  

Tại Đồng Tháp, ông Khương Lê Bình, GĐ Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho biết nước lũ về gần 15 ngày qua và lên khá nhanh. Tại khu vực đầu nguồn, mỗi ngày mực nước tăng 10cm, vùng nội Đồng Tháp Mười lên 6 - 8cm. Theo ông Bình, năm nay khả năng xảy ra lũ khá lớn. Một số vùng thấp trũng ở Đồng Tháp Mười, đầu nguồn cần nhanh chóng thu hoạch lúa, hoa màu; huy động lực lượng gia cố đê bao, cống bọng và ứng trực để ứng phó với diễn biến của lũ.

13-30-24_nh_6
Nông dân phơi lúa non bán cho vịt ăn tại xã Vĩnh Hội Đông

Ông Nguyễn Văn Buôn, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) nhận định, hiện tại còn nhiều diện tích lúa HT chưa thu hoạch thuộc khu đê bao 3.200ha ở 3 xã cù lao Long Phú Thuận. Đây là khu đê bao bảo vệ lúa, rau màu và được kiên cố hóa bằng hệ thống đường nhựa. Tuy nước lũ rất khó uy hiếp khu vực này nhưng do mưa quá lớn trong mấy ngày qua nên phải huy động hệ thống máy bơm tiêu thoát nước để tránh ngập úng. Huyện đang vận động bà con tranh thủ thu hoạch sớm hơn 100ha lúa tại khu 1 của xã Thường Phước 1 để tránh lũ vì hệ thống đê bao ở đây chưa chắc chắn. Đây là những diện tích lúa xuống giống trễ so với lịch thời vụ.

Lũ tiếp tục lên nhanh

Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An, mực nước lũ tại các huyện Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đang lên nhanh ở mức cao và uy hiếp diện tích lúa HT muộn.

Phòng NN-PTNT huyện Tân Hưng cho biết, nước lũ đổ về gây thiệt hại diện tích 3.485ha lúa HT. Vụ HT năm 2017, huyện Vĩnh Hưng gieo sạ gần 28.500ha lúa, đã thu hoạch trên 20.000ha, những diện tích còn lại chủ yếu đang trong giai đoạn chín. Trong đó có khoảng 8.500ha sẽ thu hoạch trong vòng 10 ngày nữa.

Tại huyện Mộc Hóa, 5.913ha lúa đang chịu ảnh hưởng bởi lũ, trong đó xã Tân Lập có diện tích chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 1.419ha. Huyện Vĩnh Hưng gieo sạ 28.419ha, hiện đã thu hoạch 4.575ha, diện tích còn lại khoảng cuối tháng 8 thu hoạch dứt điểm. Diện tích có khả năng bị ảnh hưởng lũ 7.836ha.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm