| Hotline: 0983.970.780

Lũ giảm mạnh trong 10 năm qua

Thứ Sáu 21/08/2020 , 14:07 (GMT+7)

Lượng nước lũ từ thượng nguồn về ít thì ĐBSCL sẽ teo tóp dần hình ảnh mùa nước nổi. Điều này dẫn đến vùng đồng bằng đối mặt với khô hạn và xâm nhập mặn.

Theo dự báo thủy văn của các cơ quan chuyên môn, năm nay lượng nước đầu nguồn Mekong không có lũ lớn. PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu   - Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu
- Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Xin ông cho biết, qua diễn biến mực nước lũ trong những năm gần đây trên sông Mekong thông qua dãy số liệu ghi nhận, vì sao lũ lớn không còn?

Trong vòng 1 thập niên qua, các số liệu về mức lũ đổ về ĐBSCL đã cho thấy lũ lớn giảm đi, lũ trung bình và lũ nhỏ tăng lên so với 1 thập niên trước. Ngay cả trong năm nay (2020), đến gần hết tháng 8 rồi mà mực nước đổ về ĐBSCL qua trạm Tân Châu còn thấp rất nhiều.

Lý do lượng nước từ sông Mekong về đồng bằng thấp một phần do lượng mưa ở phần trung du không nhiều (thể hiện số trận bão và áp thấp nhiệt đới ít) nên lượng nước thấp, ngoài ra, khu vực vừa trải qua một mùa khô với mức hạn hán lịch sử khiến nhiều vùng trũng, hồ chứa và lòng đất thiếu hụt nước, lượng mưa phải bù trước cho các thiếu hụt này trước khi đổ về hạ lưu.

Lũ không về, ĐBSCL không còn mùa nước nổi, hệ thống canh tác sản xuất nông nghiệp vùng này đã và đang đối mặt thách thức gì?

Lượng nước lũ từ thượng nguồn về ít vào mùa mưa thì ĐBSCL sẽ teo tóp dần hình ảnh mùa nước nổi. Điều này dẫn đến hệ lụy làm vùng đồng bằng đối mặt với khô hạn và xâm nhập mặn cao vào mùa khô kế tiếp, khi đó toàn bộ hệ thống canh tác sẽ bị ảnh hưởng buộc người nông dân và ngư dân phải thay đổi cơ cấu mùa vụ: diện tích trồng lúa phải thu hẹp nhường đất cho những cây trồng ít cần nước hơn hoặc chuyển qua nuôi trồng thủy sản để bảo toàn phần nào nguồn nước ngọt ít ỏi.

Vấn đề cấp nước sinh hoạt sẽ căng thẳng với nhiều thử thách. Đặc biệt, trong bối cảnh chất lượng nước kém đi, đồng bằng bị lún sụt và sạt lở gia tăng do việc hút nước ngầm quá mức và khai thác cát thiếu kiểm soát.

So sánh sự thay đổi của tính chất lũ ở 2 thập niên 2000 - 2009 và 2010 - 2019 xu thế số lượng lũ lớn và lũ trung bình giảm đi và số lượng lũ nhỏ tăng lên. Ảnh: Hữu Đức.

So sánh sự thay đổi của tính chất lũ ở 2 thập niên 2000 - 2009 và 2010 - 2019 xu thế số lượng lũ lớn và lũ trung bình giảm đi và số lượng lũ nhỏ tăng lên. Ảnh: Hữu Đức.

Theo ông, ĐBSCL cần chuẩn bị điều kiện thích ứng trong sản xuất nông nghiệp, trong đó giải pháp trữ nước ngọt có thể phục vụ sản xuất nông nhiệp?

Khi lũ nhỏ, mực nước trong đồng thấp thì thuận lợi cho những cánh đồng vùng trên An Giang, Đồng Tháp và một phần cánh đồng ở Bắc Cần Thơ và Hậu Giang làm vụ lúa thu đông, tuy nhiên qua vụ đông xuân và xuân hè thì chắc chắc việc canh tác lúa sẽ bấp bênh, năng suất cũng như sản lượng sẽ giảm. Việc trữ nước bằng các hình thức như đào ao, hồ trữ chỉ giải quyết được phần nào việc cấp nước sinh hoạt, không thể đủ cho canh tác lúa. Ở Bến Tre, có dự án làm hồ chứa Kinh Lắp gần 1 triệu m3 nước nhưng chỉ giữ nước chủ yếu trong hơn 1 tháng đầu, qua giữa tháng 2 thì sớm bị khô cạn và nhiễm mặn. Vả lại, việc đào một hồ chứa quá lớn, quá sâu sẽ có nguy cơ nhiễm phèn và rút nước các vùng lân cận khiến khô hạn sẽ khó khăn hơn.

Đến ngày 22/8 và hơn 1 tháng qua, mực nước tại Tân Châu (đường màu xanh) dù có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với mức nước cần cảnh báo (đường màu vàng) và thấp hơn nhiều so với mức lũ lớn (đường màu đỏ). Ảnh: Hữu Đức.

Đến ngày 22/8 và hơn 1 tháng qua, mực nước tại Tân Châu (đường màu xanh) dù có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với mức nước cần cảnh báo (đường màu vàng) và thấp hơn nhiều so với mức lũ lớn (đường màu đỏ). Ảnh: Hữu Đức.

Ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long từng có giải pháp canh tác thích ứng với mô hình canh tác lúa với đê bao lửng thích hợp trong tình hình lũ nhỏ?

Thực tế cho thấy kiểu canh tác đê bao triệt để (đê kiên cố cao 3 - 4m) vừa lãng phí tài nguyên, kinh phí, vừa làm gia tăng ô nhiễm nước và đất. Hình thức đê bao lửng (đê bao tháng 8) thích hợp trong điều kiện nước nhỏ hiện nay, ít tốn kém, dễ quản lý, vừa không gây hối tiếc lâu dài khi xem xét yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội.

Hiện nay, ĐBSCL trong quá trình quy hoạch tích hợp phát triển KT-XH trong bối cảnh biến đổi khí hậu với thời đoạn qua hoạch 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo dự thảo quy hoạch, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL sẽ duy trì ở mức khoảng 16 triệu tấn gạo/năm (tương đương khoảng 24 - 25 tấn lúa/năm).

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất