| Hotline: 0983.970.780

VnSAT đồng hành cùng nông dân khi không có lũ

Thứ Hai 19/08/2019 , 10:40 (GMT+7)

Vừa qua, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp để tìm giải pháp thích ứng với tình hình không có lũ năm 2019. Các đại biểu thảo luận về những khó khăn và đề xuất giải pháp trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

10-24-49_pho_gim_doc_so_nn-ptnt_chu_tri_cuoc_hop_bn_gii_php_thich_ung_khi_khong_co_lu_nm_2019
Cuộc họp bàn giải pháp thích ứng khi không có lũ năm 2019 tại Đồng Tháp.

Hàng năm, tại Đồng Tháp từ tháng 7-10 dương lịch, nước lũ tràn về trên khắp cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, phù sa. Khi nước ngập sâu sẽ phân hủy gốc lúa chét và cỏ dại.

Mùa lũ năm nay, tại các huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp mực nước đang xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước. Theo Chi cục Thủy lợi Đồng Tháp, mực nước tại thị xã Hồng Ngự đạt 1,54m thấp hơn báo động 1 là 1,86m. Tại huyện Tam Nông đạt 1,16m, thấp hơn báo động 1 là 1,34m và dự báo trong các ngày tới mực nước sẽ giảm dần.

Lũ thấp và về muộn sẽ dẫn đến nước vô đồng trễ, không ngập sâu hết các cánh đồng làm cho cỏ dại và lúa chét có điều kiện phát triển mạnh. Vụ đông xuân sẽ tốn rất nhiều chi phí làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, làm đất. Ước tính công làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng 600.000đ/ha, tăng gấp 2 lần khi có lũ (khi có lũ 300.000 đ/ha).

Chi phí làm đất (cày, xới, trục) 2,5 triệu đ/ha, tăng gấp 2,5 lần khi có lũ (khi có lũ 1.000.000 đ/ha). Mỗi ha sản xuất lúa trung bình sẽ tăng công làm cỏ và làm đất 1.800.000đ. Tính trên toàn tỉnh vụ đông xuân 2019-2020 diện tích 205.000 ha, chi phí sẽ tăng thêm khoảng 369 tỷ đồng.

Mặt khác, nếu nước lũ thấp sẽ không có phù sa bồi đắp cho ruộng, lượng dinh dưỡng chứa trong lớp phù sa trên 1ha khoảng 15kg N và 20kg K2O tương đương 30kg Urea và 35kg KCl. Do đó phải bón phân tăng thêm khoảng 600.000 đ/ha/vụ. Tính trên toàn tỉnh vụ đông xuân 2019-2020 chi phí tăng thêm khoảng 123 tỷ đồng.

Chưa kể, nếu diệt không hết cỏ dại, lúa chét, sẽ là điều kiện để sâu bệnh vụ thu đông lây lan sang lúa đông xuân dẫn đến làm tăng chi phí phun xịt thuốc BVTV. Ước tính, trung bình nếu mức độ sâu bệnh nhiều sẽ tăng số lần phun thuốc BVTV khoảng 3 lần/vụ/ha (tăng tương đương 1 triệu đồng/ha/vụ). Tính trên toàn tỉnh vụ đông xuân chi phí tăng thêm 205 tỷ đồng, chưa kể đến thiệt hại giảm năng suất do sâu bệnh gây ra và gây ô nhiễm môi trường.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do không có lũ gây ra, bà con nông dân nên chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, kháng được sâu bệnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Sử dụng nước tiết kiệm, áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẻ để giảm lượng nước tưới và giảm số lần bơm tưới từ Chương trình “1 phải 5 giảm” do dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững Đồng Tháp (VnSAT) hỗ trợ. Chuyển diện tích không đủ nước trồng lúa sang trồng các loại màu như: bắp, đậu nành, mè, ớt… Không sản xuất lúa vụ thu đông, xả lũ cho nước vào ruộng để giữ nước vào mùa khô.

Đối với Ban Quản lý dự án VnSAT, sẽ đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho các hợp tác xã trong vùng dự án: Các công trình kiên cố hóa đường nước tưới, xây dựng trạm bơm điện, tiếp tục tổ chức tập huấn và vận động nông dân áp dụng qui trình “1 phải 5 giảm", tập huấn và xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.