| Hotline: 0983.970.780

Lúa chất lượng, hướng đi đúng

Thứ Tư 19/11/2014 , 10:27 (GMT+7)

Chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả đứng đầu trong các chương trình, dự án, đề án trọng điểm của ngành nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

Triển khai thực hiện từ năm 2011 với diện tích 2.400 ha, năm 2012 đạt 7.000 ha; năm 2013 đạt 8.000 ha; năm 2014 đạt 5.815 ha, duy trì và mở rộng ở các huyện từ 15.000 - 16.500 ha.

Hà Nội sau mở rộng có diện tích lúa vào khoảng 205.000 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn, đáp ứng 40 - 50% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn. Với xu hướng sử dụng hàng hoá chất lượng cao ngày càng tăng nên đòi hỏi nhu cầu về lương thực không chỉ ăn no mà còn ăn ngon, ăn sạch. Chương trình SX lúa hàng hoá chất lượng cao ra đời trên cơ sở ấy. Một mặt nó đáp ứng nhu cầu của người dân, mặt khác nâng cao hiệu quả SX lúa.

Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội là đơn vị được giao thực hiện chương trình này. Cụ thể, đơn vị đã chủ động:

1. Triển khai hội nghị phổ biến chủ chương, chính sách, mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa chương trình tới các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

2. Tổ chức tốt việc chọn điểm, chọn hộ tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao. Vụ xuân kết thúc vào tháng 11 năm trước, vụ mùa kết thúc vào tháng 4 năm sau. Năm 2011, diện tích được hỗ trợ SX là 2.400 ha; năm 2012 diện tích được hỗ trợ SX 7.000 ha; đến năm 2013 diện tích được hỗ trợ là 8.000 ha; năm 2014 diện tích triển khai được hỗ trợ là 6.967 ha.

3. Tổ chức sớm các hội nghị hợp tác "4 nhà". Xin ý kiến đóng góp, chỉ đạo của các nhà quản lý, nhà khoa học thống nhất với DN và các HTX tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao với các nội dung: Cơ cấu giống, thời vụ SX, thời điểm giao nhận giống, phân bón, xử lý nguồn gốc rạ chuyển vụ…

4. Tuyên truyền vận động các DN cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân trực tiếp tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao đảm bảo kịp thời vụ.

5. Chủ động ký hợp đồng nguyên tắc SX lúa hàng hóa chất lượng cao với các HTX được chọn tham gia SX lúa hàng hóa chất lượng cao 4 năm (2011 - 2014), giúp các HTX chủ động điều hành SX kịp thời ngay từ đầu vụ.

6. Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng Ban chỉ đạo SX lúa hàng hóa chất lượng cao các xã.

7. Phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình Trung ương, Hà Nội tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của chương trình, kế hoạch SX lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2015 tới đông đảo nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành trên cả nước...

Trong 4 năm qua, Trung tâm đã tổ chức 209 lớp tập huấn kỹ thuật, 132 lớp huấn luyện cán bộ, nông dân, 14 buổi/lớp (1.848 buổi) tại 78 xã, HTX của 12 huyện ngoại thành Hà Nội cho 29.120 cán bộ, nông dân rực tiếp tham gia SX về kỹ thuật ngâm, ủ, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, phơi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ lúa, gạo chất lượng cao, đạt 100 % so với kế hoạch được cấp trên giao.

Kết quả đã xây dựng được 120 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tiêu biểu tại 82 HTX của 14 huyện ngoại thành Hà Nội với quy mô 23.215 ha, có tổng số hộ nông dân 125.007 hộ tham gia SX. Hiệu quả kinh tế đạt 624,4 tỷ đồng tăng hơn so với SX lúa thường (Khang dân 18) là 285,5 tỷ đồng. Tỷ lệ diện tích lúa chất lượng được ngân sách thành phố hỗ trợ giảm dần từ 19,3% (8.000/41.410 ha) năm 2013 xuống 9,8% (5.715/58.326 ha) năm 2014.

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tư vấn và xây dựng 4 nhãn hiệu tập thể “Gạo Bồ Nâu” cho HTXNN xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, "Gạo chất lượng cao HDPC Thủ đô"; "Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” và “Gạo thơm Bối Khê” cho HTXNN Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Đồng thời đã hình thành các vùng lúa chất lượng tiêu biểu như huyện Phúc Thọ SX giống Hương thơm số 1; huyện Thanh Oai, Thường Tín SX giống Bắc thơm số 7. Đặc biệt, đã bước đầu khôi phục và phát triển giống lúa nếp đặc sản nếp cái hoa vàng tại xã Tân Hưng (150 ha), xã Bắc Phú (100 ha) của huyện Sóc Sơn; xã Tam Hưng của huyện Thanh Oai (150 ha).

Tuy nhiên, chương trình cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ sở chưa quyết liệt nhất là quy hoạch vùng SX lúa hàng hóa một số điểm còn chưa tập trung... Hệ thống chính sách, nguồn vốn hỗ trợ DN và nông dân đầu tư vào SX phát triển nông nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế.

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị làm đất, thu hoạch, công nghệ phơi, sấy và bảo quản chưa đồng bộ; hỗ trợ kinh phí cho nông dân, HTX SX còn chậm, chưa kịp thời… Công tác tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao giữa các HTX, nông dân, DN tuy bước đầu đã có kết quả, song việc phối hợp còn chưa đồng bộ, kết quả còn chưa cao, tiêu thụ chủ yếu vẫn là tư thương.

Chính vì thế mà mục tiêu của chương trình trong giai đoạn 2015 - 2016 sẽ phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, xây dựng nền SX hàng hoá nông nghiệp đô thị bền vững, tạo các mô hình mẫu lớn tiêu biểu về SX lúa hàng hoá chất lượng, giá trị cao để cán bộ, nông dân học tập và phát triển SX có hiệu quả, hướng tới xuất khẩu.

Tập trung phát triển SX, tăng nhanh sản lượng lúa, gạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, từng bước thay thế nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu lúa gạo chất lượng cao. Tạo nhiều việc làm, phát triển ngành nghề mới, tăng thu nhập cho nông dân SX lúa hàng hoá chất lượng cao.

Xây dựng được mối liên kết hợp tác 4 nhà bền vững trong SX, tiêu thụ lúa gạo hàng hoá nông sản chất lượng cao tại Hà Nội. Xây dựng được nhiều vùng SX lúa hàng hoá chất lượng cao, có nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo chất lượng cao Thủ đô” (ngon, bổ, sạch, an toàn)...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.