| Hotline: 0983.970.780

Mai nở rộn ràng, nhà vườn héo ruột

Thứ Ba 29/11/2011 , 10:34 (GMT+7)

Điều khiến người trồng mai héo ruột là bởi từ đầu tháng 10 âm lịch đến nay, nhiều cây mai đã bung nụ, nở rực rỡ.

Anh Trần Văn Tám lặt bỏ những nụ mai đang nở với hy vọng giúp cho những nụ còn lại sẽ nở đúng Tết

Vào những ngày này, các nhà vườn trồng mai ở ĐBSCL đang thắc thỏm về vụ mai Tết bởi thời tiết đang diễn biến khá phức tạp. Điều khiến họ lo âu hơn là bởi từ đầu tháng 10 âm lịch đến nay, nhiều cây mai đã bung nụ, nở rực rỡ.

Anh Trần Văn Tám, một người trồng mai chuyên nghiệp ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết, sở dĩ năm nay mai “ăn Tết sớm” là vì nước lũ dâng cao, thời tiết lại bất thường khiến lá vàng rụng sớm, kích thích nụ hoa phát triển nhanh. Tệ hại nhất là mai trồng tự nhiên, nhiều cầy đã nở rộ từ 40 - 70% vì nhà vườn không làm chủ được lượng nước.

Tại khu vực ĐBSCL, những vựa sản xuất mai kiểng và mai Tết lớn là làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), huyện Chợ Lách (Bến Tre), An Bình (Cần Thơ)…Trong đó, làng hoa Cái Mơn (Chợ Lách) nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, từng là nơi sản xuất cây kiểng và cây giống nổi tiếng từ hơn 60 năm qua. Hàng năm vựa hoa này giải quyết công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động chính và phụ, chỉ riêng ngành hoa kiểng, doanh thu cũng đã đạt 50-70 tỉ đồng/năm. 

Ông Đỗ Văn Long, Phân hội trưởng Hội Sinh vật cảnh ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách- Bến Tre) cho biết, nếu từ nay đến cuối năm, thời tiết nóng lạnh bất thường, nhiều cây mai sẽ nở hoa ngoài ý muốn từ 30 – 40%, kéo theo người trồng và người bán sẽ bị thất thu từ 20 - 40% so với năm trước. Còn đối với những cây hoa nở trước trên 50% số hoa, theo nhà vườn thì "coi như chào thua", vì tâm lý người chơi mai bao giờ cũng thích những cây hoa to, rực rỡ, nụ dầy và nở đúng giao thừa.

Người trồng hoa lo một, những người kinh doanh mai Tết theo hình thức thu mua đặt cọc trước lo mười. Nỗi lo lắng đó ngày càng lớn hơn khi ngày qua ngày, lá vàng rụng nhiều hơn, nụ to căng tròn, đua nhau nở không có cách gì kìm hãm được.

Để cứu vãn tình thế, nhiều nhà vườn đã tìm cách khắc phục bằng cách xử lý phân, thuốc, tưới nước đều và nhặt bỏ hết các nụ búp để cây tập trung nuôi các nụ còn lại cho kịp Tết. Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Đỗ Văn Long ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) thì vào giai đoạn này, nhà vườn nên tưới thêm kali để giúp nụ hoa cứng hơn, đồng thời làm chậm sự phát triển của vỏ lụa bên ngoài. Ngoài ra, một số nhà vườn cũng cố kìm hãm không cho mai nở sớm bằng cách dùng màn che hoặc từ từ đưa cây vô mát, cố giữ cho mai không bị quá nóng hoặc quá lạnh.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm