| Hotline: 0983.970.780

Máy bay không người lái nông nghiệp XAG giúp giảm chi phí sản xuất lúa

Thứ Sáu 23/09/2022 , 14:02 (GMT+7)

Máy bay không người lái nông nghiệp XAG vừa có thể phun thuốc BVTV, rải phân bón và gieo hạt một cách chính xác, giúp tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất.

Nông dân Việt Nam sử dụng 

Là công cụ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí, máy bay không người lái nông nghiệp XAG trở thành sản phẩm yêu thích mới của nông dân Việt Nam để canh tác lúa. Máy bay không người lái có thể phun thuốc BVTV, rải phân bón và gieo hạt trực tiếp bằng cách sử dụng điện thoại di động để vận hành hoạt động.

Máy bay không người lái XAG P100 hoạt động trên đồng.

Máy bay không người lái XAG P100 hoạt động trên đồng.

Ứng dụng linh hoạt và tự động hóa hoàn toàn của thiết bị đang định hình phương thức canh tác lúa mới, giúp nông dân giảm thiểu chi phí lao động, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và cải thiện năng suất.

Ông Lê Thanh Nguyên (62 tuổi) ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đã sử dụng máy bay không người lái XAG để canh tác trên đồng lúa rộng 7ha của mình. Suốt hơn 40 năm quan, kể từ khi 15 tuổi, ông đã làm nông nghiệp theo cách truyền thống. Mặc dù vậy, ông rất nhiệt tình tìm hiểu về công nghệ mới. Ông là một trong những nông dân đầu tiên áp dụng máy bay không người lái nông nghiệp trong sản xuất lúa và chuyên tâm tìm hiểu về các giải pháp máy bay không người lái.

Sản phẩm yêu thích mới của nông dân

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với 6,24 triệu tấn gạo xuất khẩu vào năm 2021, đạt nhiều tiến bộ về năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, do sức ép của quá trình đô thị hóa và giá phân bón tăng cao, nông dân phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chi phí sản xuất cao hơn. Bởi vậy, một số người đã quyết định cắt giảm quy mô canh tác lúa.

Giống như nhiều nông dân khác, ông Lê Thanh Nguyên từng gặp vô vàn khó khăn khi thuê lao động chân tay. Vào mùa lúa bận rộn, lẽ ra công nhân phải đến từ sáng sớm để gieo hạt, nhưng họ lại thường đến vào lúc chiều muộn. Thời gian đó, hạt đã nảy mầm, chồi dễ bị gãy trong quá trình phát triển, do đó làm giảm năng suất cây trồng.

Máy bay không người lái XAG P100 phun thuốc BVTV trên cánh đồng lúa.

Máy bay không người lái XAG P100 phun thuốc BVTV trên cánh đồng lúa.

Mặc dù công nhân đến đúng giờ nhưng ông Lê vẫn không hài lòng về kết quả gieo hạt bằng tay hoặc máy rải, bởi các thao tác này không chính xác và không đạt được mật độ cây trồng lý tưởng. Qua tính toán cho thấy, dường như chi phí lao động lớn hơn so với lợi ích mang lại.

Ông Lê chỉ là một trong số rất nhiều nông dân ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực về bài toán lợi nhuận từ đồng ruộng. Đây chính là lý do đã thôi thúc họ tìm ra giải pháp và nhắm tới mục tiêu sử dụng máy bay không người lái.

Năm 2021, khi lần đầu tiên biết về máy bay không người lái nông nghiệp trong chuyến du lịch cùng gia đình, ông đã quyết định tìm hiểu thêm thông tin về chiếc máy này. Sau khi đối tác địa phương của XAG, DigiDrone giới thiệu và thử nghiệm đầy đủ về các chức năng của máy bay không người lái, ông đã quyết định sử dụng các dịch vụ máy bay không người lái trên đồng ruộng của mình.

Máy bay không người lái đa năng giúp tăng hiệu quả làm việc

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có ba vụ lúa chính. Theo phương thức truyền thống, canh tác lúa dựa vào việc sử dụng thuốc BVTV ở các giai đoạn phát triển khác nhau để bảo vệ cây lúa khỏi sâu bệnh, đồng thời cần lượng lớn phân bón và nguồn dinh dưỡng để thúc đẩy cây trồng phát triển. Với tình hình giá các loại vật tư đầu vào tăng cao, nông dân không chỉ cân nhắc trong việc đầu tư vật tư nông nghiệp, mà còn về chi phí thuê nhân công trong sản xuất.

Ông Lê Thanh Nguyên đã sử dụng máy bay không người lái XAG để phun thuốc, bón phân và gieo hạt trực tiếp, giúp phân bổ chính xác trên cây trồng và đạt năng suất lúa cao hơn. Ông cho biết: "Máy bay không người lái giảm bớt gánh nặng và cải thiện đáng kể hiệu quả. Trước đây, tôi phải thuê 4 nhân công để rải 1 tấn phân trên ruộng. Họ phải làm việc đến kiệt sức từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bây giờ, với máy bay không người lái nông nghiệp XAG P100 mới nhất, việc bón một tấn phân chỉ mất một giờ đồng hồ để hoàn tất và đạt được sự đồng đều".

Đội bay XAG P100 chuẩn bị trước khi phun thuốc BVTV.

Đội bay XAG P100 chuẩn bị trước khi phun thuốc BVTV.

Giảm chi phí canh tác lúa

Ngoài hiệu quả, điều khiến ông Lê Thanh Nguyên áp dụng công nghệ bay không người lái vào canh tác là cắt giảm chi phí. Ông giải thích rằng, việc đặt hàng dịch vụ bay không người lái từ đơn vị dịch vụ ở địa phương mang lại nhiều giá trị hơn là thuê nhân công. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí lao động chân tay bao gồm tiền công, tiền cà phê, tiền ăn và chi phí vận chuyển mà còn giảm đáng kể các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng như hạt giống.

Ông cho hay: "Với 1ha ruộng, chỉ cần 120kg lúa giống nếu sử dụng máy bay không người lái nhưng lại cần đến 150 - 200kg giống nếu sử dụng lao động chân tay. Việc gieo bằng tay hoặc bằng máy gieo hạt truyền thống dễ làm hỏng cây trồng và lãng phí hạt giống, dẫn đến giảm năng suất cũng như lợi nhuận. Bằng cách sử dụng máy bay không người lái nông nghiệp XAG để gieo hạt trên không, vấn đề này sẽ được cải thiện đáng kể".

Khi máy bay không người lái nông nghiệp XAG được chú ý nhiều hơn ở Việt Nam, số lượng nông dân sử dụng cho các hoạt động tự động sẽ ngày càng tăng. Hiệu quả, mức độ chính xác và công nghệ tiết kiệm chi phí, cùng với chất lượng dịch vụ sẽ là những yếu tố then chốt để máy bay không người lái giúp nông dân mở rộng quy mô canh tác ở các vùng nông thôn.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Vụ dưa hấu 'đắng'

Thời tiết bất lợi cùng giá xuống quá thấp khiến người trồng dưa hấu ở vùng biên giới huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thua lỗ nặng, nhiều hộ bỏ ruộng, chẳng buồn thu hoạch.