| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ những 'cánh đồng 4.0'

Thứ Ba 30/08/2022 , 10:05 (GMT+7)

QUẢNG NINH Hòa cùng xu thế chung, nông nghiệp Quảng Ninh ngày càng nở rộ nhiều mô hình ứng dụng công nghệ tự động, thông minh vào sản xuất.

Khuyến nông đồng hành

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều mô hình khuyến nông đa dạng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn cùng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Qua đó, từng bước đưa ngành nông nghiệp Quảng Ninh phát triển theo hướng hiện đại.

Đơn cử ở thị xã Đông Triều, trong vụ lúa chiêm năm 2022, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Thị xã đã nhập về 2 thiết bị bay không người lái nhằm triển khai dịch vụ bay phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại địa phương.

z3411027850181_f8623c86905b82de8c732e0360793351

Khuyến nông Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) sử dụng thiết bị bay để phun thuốc BVTV. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo ông Bùi Văn Hanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã Đông Triều, nếu phun thuốc BVTV theo cách thông thường, nông dân sẽ phải sử dụng 400 - 600 lít thuốc, nước cho 1ha cây trồng. Còn khi phun bằng thiết bị bay chỉ mất 18 lít. Cùng với đó, chi phí bay phun dịch vụ chỉ ở mức 25.000 đồng/sào so với 60.000 - 100.000 đồng/sào bằng phương pháp thủ công như trước đây.

Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí, độ bám dính của thuốc BVTV cao, đảm bảo hiệu quả phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, thời gian phun nhanh nên có thể bao vây, dập dịch trong thời gian ngắn (10 - 15 phút/ha) và phun được cả ngày lẫn đêm.

Bên cạnh đó, với dịch vụ này, việc phun thuốc BVTV cũng được đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, tiết kiệm sức lao động, đảm bảo sức khỏe người dân; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện nay, dịch vụ sử dụng thiết bị bay phun thuốc BVTV đã được người dân tại các xã Bình Dương, Hưng Đạo, Việt Dân, Hồng Thái Đông… (thị xã Đông Triều) hưởng ứng để phục vụ cho vụ sản xuất lúa và cây ăn quả. Ngoài phun thuốc BVTV, thiết bị bay còn có thể ứng dụng trong việc gieo sạ, phun phòng dịch đối với các diện tích cây lâm nghiệp.

Ông Ngô Tất Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh cho biết, thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh tích cực nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, xây dựng các chính sách hỗ trợ, huy động các nguồn lực đầu tư và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

Trồng rau "không chạm đất"

Từ năm 2017, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Đầm Hà (huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng rau thủy canh và dưa lưới trong nhà màng theo hướng áp dụng công nghệ cao. Đơn vị này đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động theo công nghệ thủy canh Israel được điều khiển thông qua smartphone.

z2903957387598_3cfdd3cb804f82399e0fd19fb98dd9c8

Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Đầm Hà sử dụng công nghệ tưới Israel. Ảnh: Nguyễn Thành.

Với công nghệ này, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây; phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, giúp cây dưa phát triển đồng đều; tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc.

Ông Nguyễn Hữu Nhượng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Đầm Hà cho biết: Các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất. Qua đó, thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp và giảm bớt sức lao động. Hiện mỗi ha dưa cho năng suất 60 - 70 tấn/năm, doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng.

Mô hình trồng rau thủy canh cũng được Công ty Song Hành áp dụng tại vùng rau Quảng Yên. Khác biệt hẳn với nông nghiệp truyền thống, phương pháp mới này tiết kiệm chi phí, tận dụng diện tích, ít sâu bệnh, cách ly với các độc tố do nguồn nước, không khí và an toàn cho người sử dụng.

Trên tổng diện tích nhà xưởng hơn 2.000m2, Công ty đầu tư hệ thống nhà màng, khu sơ chế, khu ươm giống, khu lọc nước... Trồng rau theo phương pháp thủy canh, rau được hấp thụ dinh dưỡng hoàn toàn bằng rễ, trồng trong ống máng nước theo phương pháp lưu hồi. Nước mang chất dinh dưỡng được pha chế hoàn toàn theo công thức của nhà cung cấp và của Công ty, đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.

Rau trồng rau thủy canh có ưu điểm nổi bật, giúp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ không khí, đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giữ lại hàm lượng vi chất cao hơn nhiều lần so với phương pháp canh tác thông thường.

Bên cạnh đó, Công ty đầu tư hệ thống nhà màng và các khay trồng rau được đặt tách biệt với mặt đất để cách ly hoàn toàn với nguy cơ mầm bệnh. Đến nay, Công ty Song Hành đang canh tác và cho ra thị trường khoảng 10 loại rau, củ, quả. Các sản phẩm của Công ty được công nhận là sản phẩm OCOP và bán rộng rãi ở các cửa hàng thực phẩm tại Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm Phả...

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.