| Hotline: 0983.970.780

Máy thu gom rơm

Thứ Sáu 18/09/2015 , 10:21 (GMT+7)

Chiếc máy thu gom rơm của anh Phong được chế tạo từ máy chở lúa cũ, trang bị thêm băng tải rơm, hệ thống cào rơm, thùng ben...

Là thành viên câu lạc bộ nông dân sáng tạo kỹ thuật Nông Phú, anh Nguyễn Hoàng Phong (SN 1976), ngụ ấp Bình Thuận, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) đã sáng chế thành công máy thu gom rơm.

Chiếc máy thu gom rơm của anh Phong được chế tạo từ máy chở lúa cũ, trang bị thêm băng tải rơm, hệ thống cào rơm, thùng ben...

Là chủ cơ sở thu mua nấm rơm lớn, anh Oanh, ngụ phường Vĩnh Mỹ,TP Châu Đốc cho biết: “Từ ngày có máy thu gom rơm, tôi đã cơ bản cung cấp lượng rơm dồi dào cho nông dân trồng nấm trong và ngoài huyện, trung bình mỗi ngày máy gom được 40 công rơm lan, chỉ cần 2 - 4 nhân công.

Còn máy cuộn rơm của anh Phong làm được 400 cuộn/ngày, cung cấp thức ăn cho bò. Đây là 2 chiếc máy thu rơm rất tiện lợi và hiệu quả. Hiện nhu cầu cho người dân mượn vốn trồng nấm rất lớn nên rất cần vốn đầu tư thêm máy thu gom rơm và xây dựng kho bãi. Mong rằng nhà nước cho vay để tôi đặt hàng của anh Phong”.

Anh Phong thổ lộ: “Hướng tới tôi sẽ gắn thêm hệ thống hút lúa rơi tại ruộng. Theo khảo sát cứ 1.000 m2 sẽ có khoảng 20 kg lúa rơi. Nếu thành công nông dân sẽ phần nào giải quyết được lúa chét (lúa rầy) trong mỗi mùa vụ”.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.