| Hotline: 0983.970.780

Miến dong sạch tinh khiết Tân Sơn chinh phục khách hàng trong và ngoài nước

Thứ Ba 19/12/2017 , 10:15 (GMT+7)

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ bột dong riềng sạch lên cao và thường xuyên khan hiếm hàng, vậy là nghề miến dong Côn Minh cũng dễ kiếm tiền hơn so với trồng lúa, ngô. Nó đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích dong riềng ở khắp các xã vùng đệm trong, ngoài Khu bảo tồn Kim Hỷ.

Sau hơn 2 năm vừa gia công lắp đặt và chạy thử vận hành, đến đầu năm 2015, những sản phẩm bột dong tinh khiết của Nhà máy sản xuất miến dong Tân Sơn tại thôn Thác Giềng, phường Xuất Hóa, TP.Bắc Kạn, đã nhanh chóng làm chủ được một phương pháp chắt lọc sạn, bùn và làm khô tự động, đem lại sản phẩm cuối cùng là những bao bột dong trắng sạch tự nhiên, đáp ứng đủ các điều kiện khắt khe của thị trường Châu Âu.

Miến dong sạch tinh khiết Tân Sơn chinh phục khách hàng trong và ngoài nước

Cho đến thời điểm này, nhà máy sản xuất bột dong riềng Tân Sơn, vẫn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có được bí quyết riêng trong sản xuất bột dong theo dây chuyền công nghiệp khép kín. Bởi khi đưa củ dong tươi vào vị trí tập kết rửa vỏ, từ đó các công đoạn làm bột dong tự động được hoàn thiện, cho đến đầu ra bên kia là bột dong khô tinh khiết.

Cây dong riềng đã gắn bó với người dân dọc theo quốc lộ 3b từ ngã ba Thác Giềng phường Xuất Hóa TP. Bắc Kạn, đến các xã phía Tây Nam của huyện Na Rì từ lâu đời. Nghề làm miến dong thủ công duy trì trong các hộ gia đình ở xã Côn Minh huyện Na Rì từ khi nào cũng chẳng ai nhớ. Phần là do chất đất phù hợp với cây dong riềng, nên nghề làm miến dong tại xã Côn Minh cũng nhờ đó mà thừa hưởng tiếng thơm, nhất là những tháng cuối năm, bao giờ người dân Bắc Kạn cũng nhớ dùng sản phẩm miến dong Côn Minh để làm thực phẩm tết và món quà biếu người thân xa gần.

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ bột dong riềng sạch lên cao và thường xuyên khan hiếm hàng, vậy là nghề miến dong Côn Minh cũng dễ kiếm tiền hơn so với trồng lúa, ngô. Nó đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích dong riềng ở khắp các xã vùng đệm trong, ngoài Khu bảo tồn Kim Hỷ. Tuy nhiên, cách làm miến truyền thống rất công phu, vất vả, hơn nữa phần rác sơ, nước lọc của củ dong thường bốc mùi hôi thối, nước thải màu đen đặc, gây ô nhiễm cho cư dân sinh sống gần đó. Trong khi phương pháp làm miến dong thủ công lại rất khó lọc sạch các loại bùn đất. Nếu người làm miến dong không cẩn thận, sản phẩm miến dong sẽ mắc sạn bùn.

Nắm bắt được nhu cầu tinh bột dong sạch ngày càng tăng, một nhóm nông dân cùng những người thợ cơ khí tại Bắc Kạn, đã góp vốn và miệt mài nghiên cứu đặc tính của từng loại máy nông cụ, từ đó chắp nối công dụng của nhiều loại máy để lắp ráp thành một dây chuyền sản xuất bột dong tự động. Chỉ cần đưa củ dong tươi vào bể chứa, cho đến đầu ra cuối cùng sẽ là sản phẩm bột dong đã sấy khô và trong trắng tinh khiết.

Với chi phí hơn 10 tỷ đồng, 2 dây truyền sản xuất bột dong tinh khiết có công suất 50 tấn củ tươi/ngày, cả hệ thống lọc và sấy đạt 500 kg bột/giờ của nhà máy sản xuất bột dong Tân Sơn đã ra đời và hoạt động ổn định suốt từ năm 2015 đến nay, làm ngỡ ngàng nhiều nhà khoa học cùng giới chuyên gia về tinh bột dong riềng trong cả nước.

Ưu điểm của việc sản xuất bột dong sấy khô, sẽ giúp cho quá trình bảo quản bột cho làm miến dong thành phẩm được lâu hơn, giúp cho những hộ chuyên làm nghề miến dong truyền thống sẽ không phải chạy đua theo mùa vụ thu hoạch củ dong như trước đây.

Một số công nhân làm miến dong tại Tân Sơn đã chia sẻ: Nếu làm bằng phương pháp truyền thống, phải mất 2 đến 3 ngày cùng 5 lao động khỏe mạnh, mới lọc xong một mẻ bột. Mỗi mẻ bột tiến hành lọc không dưới 10 lần liên tục để loại bỏ các lớp sạn nhỏ nhất, dẫn tới chi phí sản xuất rất cao, mất nhiều thời gian và không sạch tinh khiết như lọc máy. Còn củ dong đã qua dây chuyền của nhà máy miến dong Tân Sơn, chất lượng tinh bột đủ điều kiện làm miến, dược phẩm và cả xuất bán trong, ngoài nước, ngay cả những thị trường khó tính như: châu Âu, châu Mỹ...

Dùng dây chuyền hiện đại, khép kín, tự động hóa cao sản xuất theo quy trình, củ dong riềng thu mua về được làm sạch, đưa vào nghiền, sau đó qua hệ thống lọc hiện đại cho ra tinh bột chất lượng cao, rồi mới đưa vào sản xuất nhưng sản phẩm miến không làm mất đi màu sắc, hương vị tự nhiên vốn có. Nhờ có nhà máy chế biến bột dong Tân Sơn đã giúp cho nhiều hộ dân làm nghề miến dong truyền thống tại xã Côn Minh huyện Na Rì có được bột sạch bùn và tinh khiết để làm ra sản phẩm là những bó miến ngon hơn.

Phương pháp áp dụng khoa học, công nghệ trong chế biến bột dong tại Tân Sơn, giảm được chi phí sản xuất, lại nâng cao giá trị và chất lượng tinh bột của giống dong bản địa. Nếu như cây dong riềng của núi rừng Bảo tồn Kim Hỷ năm xưa chỉ là cây xóa đói, thì nay đang từng ngày hội nhập với nền kinh tế thị trường, để góp phần giảm nghèo cho nông dân vùng cao Bắc Kạn.

Dưới đây là hình ảnh về quy trình sản xuất miến dong sạch tại Tân Sơn:

11-07-27_1
 
 
11-07-27_3
 
11-07-27_4
 
11-07-27_6
 

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm