| Hotline: 0983.970.780

Miền núi phía Bắc hoang tàn sau mưa lũ lịch sử

Thứ Năm 12/10/2017 , 19:50 (GMT+7)

Tính đến 15h ngày 12/10 trận lũ ống, lũ quét đổ xuống các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và TX Nghĩa Lộ đã cướp đi sinh mạng 6 người, 12 người mất tích...

Yên Bái: Nhiều người chưa tìm thấy xác

Trận lũ kinh hoàng chưa từng thấy từ trên cánh rừng đại ngàn huyện Trạm Tấu đổ xuống suối Thia và suối Nung rạng sáng ngày 11/10, đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề, khiến 25 người chết, mất tích và bị thương, 1.225 ngôi nhà bị tàn phá... 

16-38-11_t1
16-38-11_t2
Nơi trận lũ quét qua

Tính đến 15h ngày 12/10 trận lũ ống, lũ quét đổ xuống các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và TX Nghĩa Lộ đã cướp đi sinh mạng 6 người, 12 người mất tích, 7 người bị thương, nhà bị thiệt hại 1.225 nhà. Đến nay huyện Trạm Tấu hiện vẫn bị cô lập. Thiệt hại ước tính trên 120 tỷ đồng.

Ưu tiên của tỉnh Yên Bái lúc này là nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân, nỗ lực tìm kiếm người mất tích. Tỉnh đã huy động hơn 500 người chia thành 12 nhóm đi dọc suối Thia tìm kiếm người mất tích. Sáng ngày 12/10 đội tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy 2 thi thể trên dòng suối Thia, trong đó có 1 người ở bản Xà Rèn TX. Nghĩa Lộ, 1 người ở xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn.

16-38-11_t3
Nỗi thất vọng của người dân

Gia đình anh Hoàng Mạnh Linh lái xe Hạt Kiểm lâm Văn Chấn có vợ là Hà Thị Yến giáo viên dạy trường mầm non Thạch Lương mất tích từ 12 giờ trưa ngày 11/10 nghi ngờ chị bị mất tích do sập cầu Thia. Sáng 12/10 Hạt kiểm lâm Văn Chấn đã huy động toàn bộ cán bộ chia thành 2 mũi, một mũi ngược lên Thạch Lương nơi vợ anh Linh dạy học, một mũi xuôi theo dòng suối Thia.

PV Báo NNVN đã cùng đội tìm kiếm cứu nạn đi dọc dòng suối Thia xuống tận thủy điện Văn Chấn, nơi nghi ngờ những người mất tích do trôi suối từ trên Trạm Tấu sẽ chìm ở đây.

16-38-11_t4
Người dân xã Hạnh Sơn nhặt củi để bán lấy tiền giúp đỡ gia đình bị hại
Lũ trên dòng suối Thia mặc dù đã rút, nhưng nước vẫn đục ngầu chảy cuồn cuộn như chưa thôi giận dữ. Tại hồ thủy điện Văn Chấn giống như một bát đất khổng lồ, từ sáng 11/10 nhà máy buộc phải ngừng phát điện do rác rưởi, cây cối từ thượng nguồn đổ xuống lấp kín cửa thu nước. Tất cả 4 cửa xả đáy đều mở để tiêu bớt nước với lưu lượng 800m3/giây. Công nhân nhà máy đang gia cố lưới chắn rác đồng thời để hứng xác người trôi dạt xuống đây.

Tại đây chúng tôi tiếp cận với gia đình anh Lương Duy Nghĩa ở xã Nghĩa Lợi, mọi người cho hay từ sáng sớm họ đã có mặt tại đây mong tìm thấy xác anh Duy.

Một người cho biết: Sáng 11/10 anh Duy đi qua suối Thia sang bãi ngô bên kia giúp mẹ bẻ ngô, khi đi qua suối thì bị lũ cuốn trôi... Mặt người nào cũng đầy sự lo âu.

Hai người cháu của ông Nguyễn Quang Trung, nguyên Chủ tịch UBND phường Trung Tâm TX. Nghĩa Lộ vạch các bụi cây ven suối cho hay: Trưa qua ông Trung tới nhà con gái nhà ở gần cầu Thia giúp trông cháu, sau khi ăn cơm xong nghe mọi người nói nước lũ to thì đội ô ra cầu xem sự thể thế nào, không may cầu sập cuốn trôi ông Trung mất tích.

TGĐ Thông tấn xã Việt Nam đã điều một xe ô tô đón gia đình PV Đinh Hữu Dư lên TX Nghĩa Lộ đêm 11/10. Sáng 12/10 bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đã gặp thân nhân của gia đình PV Đinh Hữu Dư.

Bà Trà xúc động: Tỉnh Yên Bái ghi nhận sự dấn thân của PV Dư. Trận lũ sáng 3/8/2017 đổ xuống Mù Cang Chải, anh Dư đã có mặt để đưa tin một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Trận lũ 11/10 anh Dư cũng là một trong số PV đến sớm nhất ghi hình đưa tin. Nhưng điều không may đã xảy ra. Yên Bái sẽ cố gắng hết mức tìm kiếm thi thể anh Dư và làm đầy đủ các thủ tục chế độ cho anh Dư, xin gia đình cứ yên tâm...

16-38-11_t5
Bà Phạm Thị Thanh Trà gặp gỡ, an ủi gia đình PV Đinh Hữu Dư
16-38-11_t6
Chờ đợi tin tức người thân
Hạt Kiểm lâm Văn Chấn phân công người đi tìm kiếm nạn nhân
16-38-11_t8
Tìm kiếm người mất tích trên hồ thủy điện Văn Chấn


Sơn La: Mưa lũ đã lấy đi tất cả

Những trận mưa lớn xối xả trong hai ngày 10 và 11/10 đã khiến nhiều huyện của tỉnh Sơn La chìm trong biển nước. Nhiều nhà cửa, hoa màu, vật nuôi… bị cuốn trôi theo dòng nước. Đặc biệt, tới nay, số phận của 2 nạn nhân bị mất tích tại huyện Vân Hồ vẫn là một dấu hỏi chấm đầy vô vọng!

16-38-21_1
Một ngôi nhà bị đổ sập, gia súc nháo nhác chạy

Tính đến ngày 12/10, Sơn La có 6 người chết, 3 người bị thương và 2 người vẫn đang bị mất tích. Trong số 6 người chết, đã xác định được danh tính 3 người là bà Sùng Thị Giở (70 tuổi) ở bản Gạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; bà Lường Thị Huấn (50 tuổi) ở bản Nà Lìu 2, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên; anh Phùng Văn Đại (42 tuổi) ở xã Mường Bang, huyện Phù Yên.

Ngoài con người, mưa lũ cũng gây thiệt hại nặng nề về tài sản, đặc biệt là nông nghiệp. Toàn tỉnh Sơn La có 429 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó 50 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, hàng nghìn người dân đã phải sơ tán. Hơn 700ha lúa, hoa màu, thủy sản bị san thành bình địa, chìm trong biển nước.

16-38-21_2
Nước lũ khiến 50 ngôi nhà bị cuối trôi hoàn toàn

Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, ngập úng gây chia cắt. Hiện vẫn còn 6 xã của huyện Vân Hồ bị cô lập gồm Chiềng Yên, Song Khủa, Suối Bàng, Mường Men, Liên Hòa và Mường Tè. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước khoảng gần 60 tỷ đồng.

Đến giờ, gia đình ông Hoàng Văn Dũng, bản Nà Xá 2, xã Quang Huy (Phù Yên) vẫn chưa hết bàng hoàng. Ngôi nhà bao năm tích cóp nay bị sập hoàn toàn. Toàn bộ tài sản có giá trị như ti vi, xe máy, giường, tủ... bị vùi lấp.

Ông Dũng bần thần kể, khoảng 6 giờ 30 phút ngày 11/10, hàng trăm mét khối đất, đá ở đâu ầm ầm sạt xuống. Chỉ trong nháy mắt, ngôi nhà biến mất trong ngỡ ngàng, hoảng loạn. Lúc đó, có 5 trong nhà nhưng may đều chạy kịp ra ngoài không ai bị thương tích. Ngay sau đó, gia đình ông Dũng được cán bộ, người dân trong địa phương đến giúp đỡ san gạt, cứu tài sản nhưng đành bất lực.

16-38-21_3
Trụ sở xã Quang Huy, huyện Phù Yên chìm trong nước

Cũng tại huyện này, dọc tuyến QL 37, thuộc địa bàn các xã Huy Thượng, Huy Bắc, Huy Hạ, Tường Phù, Gia Phù... rất nhiều điểm bị sạt lở. Nhiều tảng đá nặng vài tấn nằm chắn giữa đường. Hai cây cầu bê tông trên đoạn xã Gia Phù cũng bị lũ phá hỏng khiến giao thông tê liệt.

Bà Đinh Thị Thủy, bản Lá, xã Gia Phù cho biết, từ trước đến nay chưa từng thấy trận lũ nào lớn như như vậy. Cao điểm vào 3 giờ sáng 11/10, nước ở suối Bùa dâng mấp mé mặt cầu, cuốn trôi 3 ngôi nhà xây ở giáp suối. Kinh hoàng!

16-38-21_4
Lực lượng chức năng tích cực hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa

Tại Phù Yên, trận mưa lũ làm 2 người chết, 2 người bị thương; 115 nhà bị sạt lở, sập đổ và cuốn trôi hoàn toàn; 34 nhà có nguy cơ sạt lở; 4 xe máy bị cuốn trôi; 12 thuyền máy bị chìm; 4 điểm trường bị sạt lở và ngập lụt. 278 ha lúa, 15 ha ngô, 24 ha nuôi thủy sản bị ngập úng và mất trắng, Nhiều đàn gia súc bị chết và cuốn trôi...

Mưa lũ gây cô lập các xã Mường Bang, Sập Xa, Đá Đỏ và nhiều bản của các xã khác.

 

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm