| Hotline: 0983.970.780

'Mộc bản trường học Phúc Giang' có gì đặc biệt?

Thứ Hai 26/09/2016 , 09:16 (GMT+7)

Mộc bản trường học Phúc Giang (hay còn gọi mộc bản Trường Lưu) vừa được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương...

17-12-15_1
Bà Susan Vize trao bằng công nhận mộc bản trường học Phúc Giang là di sản Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh

 

Sau hàng trăm năm nằm im trong kho lưu trữ của dòng họ Nguyễn Huy, mộc bản trường học Phúc Giang (hay còn gọi mộc bản Trường Lưu) vừa được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

 

Từ gia bảo dòng họ Nguyễn Huy

Vào thế kỷ thứ XVIII, tại làng Trường Lưu, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh sáng lập trường học Phúc Giang. Để có tài liệu phục vụ cho việc dạy và học, các nhà giáo thuộc dòng họ Nguyễn Huy gồm: Nguyễn Huy Tửu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Tự đã soạn các yếu sách kinh điển Nho giáo mang nhiều nội dung về lịch sử, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội. Trường Phúc Giang từ đó đào tạo trên 30 tiến sĩ và hàng trăm hương cống, cử nhân. Về sau, họ đều trưởng thành là các nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà ngoại giao… có vai trò quan trọng trong giao lưu văn hóa giữa các nước đương thời.

Hàng trăm năm qua, tại nhà thờ họ Nguyễn - Trường Lưu lưu giữ một kho tàng sử liệu đồ sộ gồm hàng nghìn bản ván khắc in sách được con cháu coi là gia bảo, đó chính là mộc bản trường học Phúc Giang.

Mộc bản có hơn 2.000 bản khắc chữ Hán ngược được làm từ gỗ thị đực. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mộc bản dần bị lãng quên và thất lạc nhiều. Thậm chí có người còn lấy mộc bản chẻ thành củi để nhóm lửa. Hiện chỉ còn 383 bản bộ được lưu giữ đến ngày nay với 3 tập sách giáo khoa kinh điển được “toản yếu” của Nho giáo và 1 quyển quy chế trường học.

17-12-15_2
Mộc bản được khắc bằng gỗ cây thị đực phục vụ cho việc dạy và học

 

Ông Nguyễn Huy Mỹ, hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu cho biết, toàn bộ mộc bản được khắc với kỹ thuật thủ công truyền thống, khắc ván bằng âm bản tinh xảo trên cả hai mặt, chữ được viết với thư pháp đẹp đẽ, thanh thoát với nhiều dạng chữ được khắc nổi theo thể chân thư.

 

Đến di sản thế giới

Vượt khỏi khuôn khổ của một dòng họ, hệ thống văn bản của mộc bản trường học Phúc Giang được đánh giá có tính giáo dục cao, chứa đựng nhiều thông tin phong phú, đa dạng, có nhiều vấn đề liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Ngoài thông tin về giáo dục, văn học, nghề in, đời sống kinh tế - xã hội của một vùng quê, mộc bản còn cung cấp thông tin về các dòng họ nổi tiếng ở Can Lộc nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

17-12-15_3
Mộc bản được khắc bằng gỗ cây thị đực phục vụ cho việc dạy và học

 

Ông Nguyễn Trí Sơn, Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho rằng: “Xét về góc độ lịch sử ra đời thì mộc bản trường học Phúc Giang có trước cả mộc bản triều Nguyễn và mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Ngoài ra, mộc bản này còn là tài liệu gốc để nghiên cứu, đánh giá về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa”.

Nhận thấy tầm quan trọng của khối mộc bản duy nhất về văn hóa giáo dục cần được lưu giữ, bảo tồn, ngày 19/5/2016, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) nhất trí bỏ phiếu công nhận là Di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sáng 25/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức buổi lễ đón bằng công nhận di sản này.

Ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: “Khi trở thành Di sản tư liệu thế giới thì việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy mộc bản trường học Phúc Giang không còn là việc riêng của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu nữa mà là việc chung của Nhà nước”.

Thay mặt UNESCO, bà Susan Vize, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã trao bằng công nhận cho đại diện tỉnh Hà Tĩnh. Bà Susan Vize chia sẻ: “Bằng việc ghi danh mộc bản trường học Phúc Giang trong Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, UNESCO cũng ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản cũng như sự chia sẻ các di sản này với cộng đồng quốc tế. Sự ghi nhận này giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản”.

 

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Các huyền thoại bóng đá Brazil gây sốt tại Đà Nẵng

Trận giao hữu giữa 2 đội ngôi sao bóng đá Brazil và Việt Nam trên sân vận động Hòa Xuân - Đà Nẵng mang đến cho khán giả những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm