| Hotline: 0983.970.780

Mời người dân ở lại cùng TP.HCM phục hồi kinh tế

Thứ Sáu 01/10/2021 , 19:03 (GMT+7)

'TP.HCM rất trân trọng mời cô bác ở lại để tiếp tục đóng góp thêm cho Thành phố', Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải bày tỏ.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải. Ảnh: T.N.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải. Ảnh: T.N.

Trước sự việc người dân tập trung tại các chốt cửa ngõ của TP.HCM với các tỉnh giáp ranh vào tối 30/9 để về quê, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho rằng, Thành phố luôn trân trọng bất cứ người dân nào đến TP.HCM học tập, làm việc, du lịch, tham quan, sinh sống... Thành phố luôn đón tiếp, trân trọng, đặc biệt là những người lao động. 

"Chính người lao động đã góp phần tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào sự phát triển chung của TP.HCM. Vì vậy, TP.HCM luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho những người lao động để các anh chị, cô bác được lao động tại TP.HCM.

TP.HCM luôn luôn tìm các giải pháp tốt nhất để chăm lo cho người lao động. Bởi các cô bác, các anh chị xứng đáng được như thế”, ông Phạm Đức Hải bày tỏ.

Ông Hải cũng cho biết, TP.HCM đã rất nỗ lực xây dựng ký túc xá, khu vui chơi, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, xây dựng trường mầm non, tiểu học, giúp cho việc dạy con em của những người lao động được đảm bảo. Đồng thời, Thành phố cũng vận động miễn giảm giá nhà trọ.

Đến nay, TP.HCM đã phối hợp cùng các tỉnh thành tổ chức 54 đợt, với tổng hơn 37.000 người về quê một cách chu đáo.

"Khi thực hiện Chỉ thị 18, Thành phố đã động viên cô bác, anh chị người lao động tiếp tục ở lại Thành phố. Bởi ngay từ ngày 1/10, nhiều dịch vụ, cửa hàng, nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại. Lúc này, TP.HCM rất cần người lao động. Một sức sống mới đang hiển hiện trong những ngày vừa qua trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM rất trân trọng mời các cô bác ở lại, để tiếp tục đóng góp thêm cho TP.HCM và TP.HCM tiếp tục tạo điều kiện cho các cô bác làm việc, sinh sống trên địa bàn như tiếp tục có gói hỗ trợ đợt 3, tiếp tục chăm lo an sinh xã hội cho người dân", Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải bày tỏ.

Tuy nhiên, ông Hải cho biết, đối với người lao động có nguyện vọng về quê, xuyên suốt chủ trương của TP.HCM là sẽ phối hợp với các tỉnh để đưa người lao động về quê một cách chu đáo.

"Với sự kiện của ngày hôm qua (30/9), TP.HCM thấy mình có trách nhiệm khi để người dân tự phát về quê, mình chăm lo chưa thật chu đáo”, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải nhìn nhận.

Người dân tập trung tại chốt kiểm soát giáp ranh giữ huyện Bình Chánh (TP.HCM) và tỉnh Long An. Ảnh: Trần Trung.

Người dân tập trung tại chốt kiểm soát giáp ranh giữ huyện Bình Chánh (TP.HCM) và tỉnh Long An. Ảnh: Trần Trung.

Ông Hải cũng cho biết, ngay sáng 1/10, TP.HCM đã và sẽ phối hợp với các tỉnh thành để đưa bà con về quê một cách chu đáo, đáp ứng đúng nguyện vọng của bà con, vừa đảm bảo sức khỏe của bà con, nhất là người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch của TP.HCM cũng như các địa phương.

Về vấn đề này, Thượng tá Trần Thanh Giang, Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm, khi nhận được thông tin người dân rời TP.HCM trở về quê tập trung đông tại các chốt kiểm soát dịch ở cửa ngõ ra vào TP.HCM, trong đó có chốt kiểm soát trên Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Bình Chánh), Công an TP.HCM đã triển khai và phối hợp với các sở ban ngành, địa phương phát loa tuyên truyền vận động người dân.

"Lực lượng chức năng kiên trì vận động người dân ở lại TP.HCM cùng chung tay với TP.HCM phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm 5K, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch theo quy định", Thượng tá Trần Thanh Giang cho biết.

Ông Giang cũng cho hay, tại chốt kiểm soát, người dân tập trung đông, có nhiều trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Do đó, mọi người về quê tự phát và tập trung đông là rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn phòng dịch.

Sau khi tuyên truyền vận động, vẫn còn nhiều người dân kiên quyết muốn về quê, Công an TP.HCM đã phối hợp với Sở GT-VT TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM để thống kê, rà soát và phân chia thành từng đoàn theo các tỉnh. Từ đó, phát phiếu thu thập thông tin nơi đi và nơi đến, và các yếu tố dịch tễ.

Công an TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng điều xe ô tô để đưa người dân về quê theo nguyện vọng. Đồng thời, bố trí thêm xe để chở xe máy, đồ dùng của người dân về quê.

Đến chiều ngày 1/10, Công an TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ đưa khoảng 1.300 người dân về quê. “Hiện tại, còn khoảng 300 người kẹt lại. Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đưa hết số người dân này về quê”, Thượng tá Trần Thanh Giang cho biết.

Liên quan đến phương án đón người lao động từ các tỉnh trở lại TP.HCM làm việc trong những ngày tới, Phó Giám đốc Sở GT-VT TP.HCM Phan Công Bằng cho biết, theo quy định, người lưu thông phải được tiêm vacxin phòng Covid-19 và có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Do đó, đối với trường hợp qua lại với các tỉnh lân cận phải có ý kiến của các địa phương, để đưa ra phương án làm sao triển khai một cách đồng thuận nhất.

Dự kiến sau khi mở cửa trở lại, nhu cầu của các doanh nghiệp lớn, nhỏ, tiểu thương về nhu cầu người lao động quay trở lại làm việc tại TP.HCM tăng cao. Do đó, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GT-VT TP.HCM làm đầu mối cùng với UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, Ban quản lý Khu Chế xuất – Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao tiếp nhận danh sách từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kể cả tiểu thương khi muốn quay trở lại làm việc tại TP.HCM để đưa đón.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm