| Hotline: 0983.970.780

Hàng hóa tăng mạnh trong ngày đầu TP.HCM 'bình thường mới'

Thứ Sáu 01/10/2021 , 18:34 (GMT+7)

Trong ngày đầu tiên sau khi TP.HCM mở cửa trở lại, lượng hàng hóa về TP.HCM đạt 5.137 tấn, trong đó nhiều mặt hàng giá cả giảm theo quy luật cung - cầu.

Hàng hóa tại các hệ thống siêu thị hiện đại phong phú, giá cả hợp lý. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hàng hóa tại các hệ thống siêu thị hiện đại phong phú, giá cả hợp lý. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chiều 1/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống, dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong bối cảnh ngày đầu tiên TP.HCM trở về "trạng thái bình thường mới" với nhiều tín hiệu lạc quan.

Liên quan đến việc lưu thông hàng hóa trong ngày đầu tiên TP.HCM "mở cửa" theo Chỉ thị 18, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Thị Kim Ngọc cho hay, theo quy luật cung cầu, khi hàng về càng nhiều thì giá cả sẽ giảm theo.

“Trong ngày hôm nay, lượng hàng về TP.HCM đã đạt 5.137 tấn (tăng so với hôm qua); trong đó tại các hệ thống phân phối hiện đại là 1.195 tấn, tại các doanh nghiệp bình ổn là 3.597 tấn, tại các chợ đầu mối khoảng 880 tấn. Như vậy, hàng hóa đã tăng hơn sau khi TP.HCM mở cửa”, bà Kim Ngọc nói.

Theo Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM mới ban hành, chợ tự phát vẫn tiếp tục dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Bà Ngọc cho biết, Sở Công thương cũng đang làm việc, tìm nhiều giải pháp để đưa nguồn hàng về TP nhiều hơn. Khi đó, có thể nhiều mặt hàng sẽ còn giảm giá tiếp trong những ngày tiếp theo khi nguồn hàng tiếp tục về Thành phố nhiều.

Về việc mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối trong thời gian tới, bà Ngọc cho hay, Sở đã làm việc với các quận, huyện để tổ chức các chợ truyền thống, chợ đầu mối hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn.

Hiện, TP.HCM đã có 15/234 chợ truyền thống hoạt động trở lại. Có 106 siêu thị, 3.101 cửa hàng tiện lợi hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn. 

Liên quan đến lực lượng shipper, bà Ngọc cho biết, đến ngày 30/9, Sở Công thương đã chuyển hết kit test cho các DN. Đơn vị này đang gửi ý kiến đến Sở Y tế để có hướng xét nghiệm tiếp theo theo hướng dẫn của ngành y tế.

“Chúng tôi luôn coi shipper là lực lượng rất quan trọng trong giai đoạn phòng chống dịch. Do đó, Sở sẽ tiếp tục công tác quản lý shipper vì đây là lực lượng phải tiếp xúc nhiều với người dân, phải đủ các điều kiện về phòng chống dịch như xét nghiệm, tiêm vacxin…

Liên quan đến việc người dân phải đảm bảo điều kiện gì mới được vào chợ, siêu thị để mua sắm, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, trong quyết định 3328 của UBND TP.HCM ban hành về Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM có quy định rõ khách hàng khi đến chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải có “Thẻ Xanh COVID”, thực hiện khai báo y tế điện tử, đo nhiệt độ; đeo khẩu trang; thực hiện rửa tay sát khuẩn khi vào mua sắm, đảm bảo quy định giãn cách.

Đối với người dân khi tham gia lưu thông trong thời gian thực hiện Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM, phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).

Trường hợp không có mã QR, người dân phải xuất trình giấy tờ như là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; Đã tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vacxin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm