| Hotline: 0983.970.780

Môi trường, thức ăn nhiễm độc, con cháu đang phải gánh chịu

Thứ Năm 04/10/2012 , 09:43 (GMT+7)

Tại sao ngày càng nhiều cặp vợ chồng khỏe mạnh lại không sinh ra được những đứa con khỏe mạnh?

Tại sao ngày càng nhiều cặp vợ chồng khỏe mạnh lại không sinh ra được những đứa con khỏe mạnh? NNVN đã tìm gặp một số chuyên gia y tế, nhiều năm nghiên cứu chất lượng dân số.

>> Trẻ sinh non tăng đáng sợ!

* BS Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TBXH: Môi trường, thức ăn nhiễm độc, con cháu đang phải gánh chịu

Tôi từng  hỏi cụ thể một số lãnh đạo bệnh viện tại Hà Nội về thực trạng vô sinh hiện nay thì ai cũng thừa nhận, tình trạng vô sinh của các cặp vợ chồng trẻ đang gia tăng báo động, ngày nào số cặp vợ chồng xếp hàng chữa vô sinh cũng rất dài. Thêm vào đó là tỷ lệ trẻ sinh ra không bình thường cũng tăng cao. Thế nhưng không ai có thể nói chính xác đâu là nguyên nhân của tình trạng trên. Bản thân họ cũng không hiểu nguyên nhân tại sao.

Trước đây chúng ta cứ đổ là bởi phá thai nhiều, thế nhưng bây giờ không phải như vậy. Có thể do việc ăn uống, môi trường đã ảnh hưởng đến tình trạng đó. Còn với những đứa trẻ bị dị tật thì sao? Trước đây chúng ta cứ đổ tất cả do chiến tranh, do chất độc hóa học đã gây ra nhiều đứa trẻ dị tật như thiếu mắt mũi, chân tay và nhiều quái thai khác… Thế nhưng gần đây, cơ quan chức năng lại công bố các chất bảo quản thực phẩm, phẩm màu độc hại được nhà sản xuất đưa vào thức ăn, nước uống, kể cả kem rồi bán rộng rãi trên thị trường. Vì những chất bảo quản này mà cá chết bao ngày vẫn tươi rói; hoa quả hái trên cây nhiều tháng vỏ vẫn xanh mơn mởn… Qua tìm hiểu thì những chất này có thể gây biến đổi gen, rối loạn dị tật dị dạng bẩm sinh, gây ung thư nếu sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt với bà mẹ trong ba tháng đầu mang thai, những chất độc hại này sẽ ngấm trực tiếp vào những đứa trẻ vô tội đó.

Một nguyên nhân mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng. Đi cùng là các loại kim loại nặng như chì, thạch tín có trong nguồn nước luôn là mối nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Có lẽ sẽ không phải là điều ngạc nhiên khi thấy người nông dân dành diện tích trồng rau để ăn riêng, loại bán trồng riêng. Bạn hãy nhìn những luống rau dành để bán mà xem, nó luôn có màu xanh khác thường, tươi rất lâu. Tôi xin khẳng định: những mầm rau đó có rất nhiều chất nguy hại đến sức khỏe.

Với tư cách là cơ quan lên tiếng nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chúng tôi mong muốn sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà khoa học, làm rõ sự độc hại của những tác nhân đó như thế nào đối với sức khỏe con người. Và, quan trọng hơn cả từ chính các cặp vợ chồng trẻ cần biết cách phòng ngừa bằng việc sử dụng thực phẩm ăn uống tươi sống, an toàn. Riêng với những nhà sản xuất, cần hiểu rằng, cho chất độc vào thức ăn để kinh doanh thì xã hội, ngay cả chính con cháu họ sẽ là “khách hàng” ăn phải những thứ độc hại vô cùng.

Bên cạnh đó, ngành y tế cần đẩy mạnh việc sàng lọc sơ sinh, sớm phát hiện ra những đứa trẻ không may mắn bị dị tật để sớm có biện pháp can thiệp. Nhiều bậc cha mẹ cũng cần thêm kiến thức để hiểu rằng, sinh ra một đứa con bị bệnh tật thì sẽ khổ cho chính đứa trẻ đó, sau là khổ cho gia đình và xã hội. Cũng cần có thêm văn bản mang tính quy phạm pháp luật để quản lý chặt hơn những người kinh doanh có liên quan đến chất lượng thực phẩm này.

Ông Đỗ Ngọc Tấn (tay phải) tại một buổi tư vấn về bệnh trẻ em

* PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình: Chất lượng dân số ngày càng “có vấn đề”

Về chất lượng dân số, tôi không bình luận sâu mà chỉ đưa một số nghiên cứu đã từng thực hiện. Mới nhất là năm 2010, khi tiến hành thử nghiệm, mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số VN, chúng tôi đã lựa chọn 2 BV là Phụ sản Trung ương và Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM để thực hiện Đề án sàng lọc trước sinh và sau sinh. Tại Trung tâm sàng lọc, BV Phụ sản TƯ, thực hiện trên 5.000 thai phụ, phát hiện 3.475 thai phụ (chiếm tỷ lệ 69%) có chỉ số dương tính, nghi ngờ bất thường. Tiếp tục xác định, làm rõ gần 1.800 trường hợp bất thường phát hiện 159 thai nhi bất thường về nhiễm sắc thể, trong đó: Hội chứng Down là 63 trường hợp (39,62%); hội chứng Edward là 30 trường hợp (18,87%); đột biến cấu trúc là 25 trường hợp (16%) và Hội chứng Turner là 24 trường hợp.

Còn tại Trung tâm sàng lọc, BV Từ Dũ đã tiến hành siêu âm cho 5.400 thai phụ, phát hiện những bất thường lớn về cấu trúc thai nhi và phải xử lý gần 1.200 trường hợp; theo dõi và điều trị sau sinh 4.201 trường hợp. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc qua Triple Test - double test cho hơn 27.241 trường hợp; phát hiện nguy cơ cao về Trisomy 21 với 1.587 trường hợp; nguy cơ cao về dị tật ống thần kinh là 135 trường hợp; 60 trường hợp có Hội chứng Dowm… Cả hai nơi này đều khẳng định: tỷ lệ thai phụ “có vấn đề” về thai nhi đều tăng rất cao so trước đây.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn, Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011- 2015 đưa ra mục tiêu: đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh xuống dưới 2,5%; tăng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh về 3 bệnh (Down, dị tật ống thần kinh, hội chứng Edwards) là 10%; tăng tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh trên 30%; giảm tỷ lệ kết hôn cận huyết thống còn 50%... Đồng thời thiết lập, vận hành thêm 2 Trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức lấy mẫu máu xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tới tuyến xã…

Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên? Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 6 yếu tố môi trường tác động đến sức khỏe là ô nhiễm không khí trong nhà; ô nhiễm không khí đô thị; thiếu nước sạch và vệ sinh kém; ngộ độc không chủ đích do hóa chất; các bệnh truyền nhiễm và biến đổi khí hậu. Cũng theo WHO, 80% bệnh tật con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, thương hàn, viêm gan A, bệnh giun sán. Các bệnh này làm giảm sức đề kháng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây tử vong (nhất là với trẻ em).

Tôi còn nhớ, cách đây nhiều năm, một nhóm chuyên gia y tế có tham gia khảo sát, nghiên cứu tại khu vực quanh 3 nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Việt Trì và Ninh Bình. Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân sống quanh đây mắc các bệnh về đường hô hấp, mắt, tai mũi họng cao hơn các vùng khác. Hay các khu chung cư cũ của Hà Nội, ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu là khí CO và H2S do chất đốt trong quá trình đun nấu, đặc biệt nồng độ các khí này ở các hộ dùng bếp than cao hơn hộ dùng bếp ga. Ngoài ra, chỉ có 2% người dân cho rằng, họ được sống không khí trong lành; 32% không khí bị ô nhiễm; 56,3% không khí bị ô nhiễm khá nặng và xấp xỉ 10% là rất nặng.

Hay số liệu điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một xã ở Hà Nam thì 94,3% trong tổng số 1.928 mẫu giếng khoan có hàm lượng Asen dao động từ 100-500ppb (cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn VN và quốc tế, chỉ khoảng 10ppb).

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm