| Hotline: 0983.970.780

Một cán bộ tố bị chặn tiền hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 04/03/2021 , 18:40 (GMT+7)

Tại Bạc Liêu, cán bộ tố các lãnh đạo xã Lộc Ninh có dấu hiệu mập mờ hỗ trợ kinh phí trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

Lãnh đạo UBND xã bị tố chặn tiền trực chốt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi của cán bộ dân quân. Ảnh: Trọng Linh.

Lãnh đạo UBND xã bị tố chặn tiền trực chốt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi của cán bộ dân quân. Ảnh: Trọng Linh.

Báo NNVN, nhận được đơn phản ánh của anh Hồ Pasteur, ngụ ấp Kinh Xáng, xã Lộc Ninh (huyện  Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) về việc anh tố cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh có dấu hiệu chặn tiền hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Nội dung đơn, anh Pasteur trình bày: Vào ngày 29/5/2019 anh đang là lực lượng dân quân thường trực tại xã đội xã Lộc Ninh, thì được phân công trực chốt chặn, vận chuyển, mua bán lợn tại ấp Cai Giang (Lộc Ninh) nhưng đến ngày 3/6/2019 mới có quyết định.

Trong suốt quá trình trực chốt thì Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh có chỉ đạo hỗ trợ tiền ăn, uống cho một tổ trực (thường từ 9 -10 người) là 1 triệu đồng/tuần/tổ.

Đến giữa tháng 7/2019, thì anh Pasteur tiếp tục được điều qua trực chốt kiểm dịch, chốt chặn, vận chuyển, mua bán lợn tại ấp Phước Hòa.

“Trong thời gian đó, tôi trực cả ngày lẫn đêm, kể cả thứ 7 hay Chủ nhật cũng trực 24/24. Đến 19/8/2019, lúc này trên địa bàn huyền Hồng Dân xuất hiện ổ dịch bệnh, tôi kết thúc việc trực chốt, sau đó, được phân công đi tiêu hủy (đào hố và chôn lợn). Kể từ đó, thì tôi không còn nhận được hỗ trợ kinh phí nữa cho đến khi kết thúc”, anh Pasteur trình bày.

Anh Hồ Pasteur phản ánh với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Hồ Pasteur phản ánh với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Sau đó, Kế toán xã (tên Dinh) có đưa tôi rất nhiều chứng từ để ký tên nhưng không được nhận tiền nên tôi mới hỏi, thì kế toán của xã nói là “ký quyết toán chứng từ xong mới thanh toán và nhận tiền sau”.

Tuy nhiên, đến khoảng  8/2020 (khoảng 1 năm sau), thì ông Lê Văn Sỏi, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh mới có thông báo họp về việc hỗ trợ kinh phí cho các anh em tham gia phòng, chống dịch tả lợn Châu phi, nhưng chỉ trả mỗi người 1 triệu đồng.

Trong đơn anh Pasteur cho rằng số tiền mình cùng anh em nhận hỗ trợ như vậy là không hợp lý. Chưa đúng với số tiền thực tế mà pháp luật quy định.

Để làm rõ vụ việc, PV NNVN đã liên hệ qua điện thoại trao đổi với ông Võ Văn Thum, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh.

Theo ông Thum trình bày: Trước đó, trong thời gian trực chốt chặn thì UBND xã đã cho anh em trực tổ ứng tiền trước phục vụ để ăn uống, đổ xăng đi lại. Sau đó, UBND xã Lộc Ninh họp và mời các anh em trực chốt lên, thống nhất hỗ trợ cho mỗi người thêm 1 triệu đồng.

Theo ông Thum, thì xã Lộc Ninh bị ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi không lớn, nên một tháng mỗi tổ chỉ trực từ 5 – 10 ngày, sau đó tổ trưởng chấm công rồi quyết toán cho các anh em.

Riêng trường hợp của anh Pasteur, UBND xã có mời lên để xem có trả đúng số tiền hay chưa, sau khi rà soát UBND xã mới đề nghị trả thêm cho anh này 2 triệu đồng, nhưng người này lại từ chối nhận.

Quyết định số 1965 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Quyết định số 1965 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Để tiếp tục làm rõ vụ việc PV NNVN tiếp tục trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân.

Theo ông Thới, huyện cũng có nghe anh em báo cáo vụ việc trên, sau đó đã chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Lộc Ninh, báo cáo làm rõ vụ việc phản ánh của anh em trực chốt, nếu có sai phạm sẽ xử lý.

Theo tìm hiểu của PV NNVN tại Quyết định số 1965/QĐ-UBND, ngày 23/10/2019, của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, về việc hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Theo đó việc hỗ trợ với cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, trước ngày 27/6/2019

Trước ngày 27/6/2019, thực hiện theo Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh thủy sản, gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Còn từ ngày 27/6/2019 đến ngày 31/12/2019, theo đó đối với các đối tượng có hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Hỗ trợ cho những người tham gia nhiệm vụ, phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, cán bộ công chức, viên chức thú y, cán bộ lấy mẫu xác minh dịch bệnh, xử lý môi trường, giám sát tiêu hủy, lực lượng công an, lực lượng trực các chốt kiểm dịch,...) được phân công tham gia phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. Mức chi 100.000 đồng/ngày/người đối với ngày làm việc và 200.000 đồng/ngày/người đối với ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.

Đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Hỗ trợ cho nhân viên thú y xã và lực lượng xung kích cấp xã, phường, khóm (ấp) được phân công tham gia nhiệm vụ, phòng chống dịch. Mức chi 200.000 đồng/ngày/người đối với ngày làm việc và 400.000 đồng/ngày/người đối với ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.

Ngoài ra, việc hỗ trợ chi phí tiêu hủy lợn mắc bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu hủy, lợn và các sản phẩm lợn do các lực lượng phòng chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy.

Cụ thể định mức tiền thuê nhân công đào hố chôn lợn bệnh là 450.000 đồng/hố chôn (quy chuẩn 01 hố chôn là 500 kg lợn). Trường hợp vượt định mức tính bằng cách nhân theo đơn vị hố tiếp theo; nếu số lợn không đạt định mức, tính bằng 01 công lao động 200.000 đồng/ngày/người. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.