| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi sau 4 tháng

Thứ Sáu 17/07/2020 , 08:27 (GMT+7)

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Sau 4 tháng không có dịch bệnh, tỉnh Bạc Liêu đã xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại thị xã Giá Rai. Ảnh: Trọng Linh.

Sau 4 tháng không có dịch bệnh, tỉnh Bạc Liêu đã xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại thị xã Giá Rai. Ảnh: Trọng Linh.

Theo đó, 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi nói trên được phát hiện tại hộ của ông La Hoàng Đen và bà Nguyễn Thị Kiều Oanh (cùng ngụ ấp 3B, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai), với 20 con lợn bị nhiễm bệnh chết, mỗi con có trọng lượng khoảng 20kg. 

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu cho biết: Sau khi nhận được tin báo của người dân về việc lợn nuôi chết đột ngột, có biểu hiện của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngành chức năng thị xã Giá Rai phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu tiến hành lấy mẫu gửi Chi cục Thú y vùng VII xét nghiệm và có kết quả dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

“Sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã tiêu độc, sát trùng, đồng thời tiêu hủy toàn bộ số lượng lợn nói trên theo quy định. Hiện tại, ổ dịch đã được khống chế, bên cạnh đó mật độ nuôi thấp, nên nguy cơ lan rộng ra bên ngoài thấp”, ông Hưng cho biết. 

Cơ quan chức năng địa phương đã tiêu độc, sát trùng, đồng thời tiêu hủy toàn bộ 20 con lợn theo quy định.

Cơ quan chức năng địa phương đã tiêu độc, sát trùng, đồng thời tiêu hủy toàn bộ 20 con lợn theo quy định.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu cũng khuyến cáo người chăn nuôi cần áp dụng hình thức chăn nuôi an toàn theo phương pháp sinh học. Khi nuôi phải báo cho địa phương và lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, tránh việc mua lợn trôi nổi qua mạng xã hội dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Khi lợn có biểu hiện khác thường thì báo ngay cho địa phương, tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.