| Hotline: 0983.970.780

Một chế phẩm vi sinh mới nhiều hứa hẹn

Thứ Sáu 15/09/2017 , 09:00 (GMT+7)

Tự nhận mình có duyên với nông nghiệp, chứ không hề đi tìm kiếm, TS Phạm Xuân Đại chia sẻ với NNVN khi nói về sản phẩm vi sinh sạch từ chuối chín, gỉ đường, nước sạch, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đang hoàn thiện công đoạn cuối trước khi cấp bản quyền về công thức trong tháng 9 này.

Tình cờ bén duyê trường Đại học Bách Khoa năm 1996 chuyên ngành Điện, chàng sinh viên Phạm Xuân Đại dường như chưa thấy thỏa mãn với sự học nên tiếp tục “mài ghế” giảng đường để kiếm đủ bằng thạc sỹ, rồi tiến sĩ, để vài năm sau đó anh chàng kỹ sư ung dung bước ra cuộc đời với nhiều hoài bão.

08-41-42_ts_phm_xun_di_dng_huong_dn_lm_che_phm_sinh_hoc_sch
TS Phạm Xuân Đại hướng dẫn làm chế phẩm sinh học

Thế nhưng trong một lần ngồi uống bia cỏ với vài người bạn, Phạm Xuân Đại tình cờ tiếp cận với ông Jozep, chuyên gia người Mỹ gốc Việt đang có nhiều công nghệ hay, trong đó có một loại dung dịch là chế phẩm sinh học EM (Effective microorganisms), hay còn gọi là tập hợp các loài vi sinh vật có ích… có tác dụng cải tạo đất, làm phân bón… hỗ trợ rất tốt tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp,rút ngắn thời gian ủ và khử mùi hôi gần như tuyệt đối trong trại chăn nuôi..

Đây cũng là hai vấn đề đang khiến hàng ngàn bà con nông dân phải chịu đựng bởi mùi ô uế đó. Thêm vào nữa, thói quen lạm dụng phân đạm của bà con nông dân khiến cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng rau quả kém và nhiều loại sâu bệnh hại rau màu ngày càng phát triển. Thời điểm đó sản phẩm chuyên gia người Mỹ bán là 16.000 đồng/lít.

Ngay sau cuộc gặp chớp nhoáng đó, TS Đại như bắt được sóng, ngay lập tức tự mình đi tìm hiểu thị trường vi sinh hiện tại và mua rất nhiều sản phẩm gốc về nghiên cứu với quyết tâm: Phải tìm ra sản phẩm dễ làm nhất, rẻ nhất, thậm chí rẻ hơn của chuyên gia người Mỹ kia để dành cho bà con nông dân. “Học làm kinh tế nhưng sống gần người nông dân thúc đẩy tôi cần phải tự nghiên cứu tạo ra sản phẩm nào đó thật đơn giản, làm sao “trần trụi”, đơn giản nhất để người nông dân tiếp cận…”, TS Đại chia sẻ tâm nguyện của mình. 

08-41-42_ts_phm_xun_di
TS Phạm Xuân Đại bên sản phẩm Đại Dương

Gần 3 năm mày mò, mua không biết bao sản phẩm vi sinh gốc của nhiều đơn vị để nghiên cứu, như Chế phẩm sinh học EM1 của Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Tin Cậy giá 100.000 đồng/lít; Chế phẩm E.M1 của Công ty TNHH công nghệ sinh học ACC - BIO giá 40.000 đồng/lít, cuối cùng chế phẩm EMINA-EM1 hay còn gọi chế phẩm vi sinh Đại Dương của TS Đại cũng ra đời nhưng chỉ với giá 5.000 đồng/lít (trong đó 4.000 đồng là tiền lãi người nông dân có thể cầm, 1.000 đồng tiền nguyên liệu). Chế phẩm vi sinh này có tác dụng cải tạo đất bạc mầu, khử mùi hôi, làm sạch môi trường, làm phân hữu cơ sinh học, trộn với thức ăn chăn nuôi. Người tiêu dùng khi đã sử dụng nhuần nhuyễn sản phẩm, nắm bắt được công nghệ sản xuất họ có thể tự sản xuất được chế phẩm phục vụ cho nhu cầu của chính mình và đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, xã hội...Ngoài ra, tăng ý thức của người dân đối với bảo vệ môi trường, thay đổi được thói quen sử dụng chất kích thích tăng trưởng, phân bón hóa học trong sản xuất, trồng trọt chăn nuôi... tạo được môi trường sống trong lành, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân người sử dụng cũng như cộng đồng.

Cũng theo TS Đại, trong tháng 9 này, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hộ công thức độc quyền cho Đại Dương chỉ với 3 nguyên liệu là chuối chín, gỉ đường và nước sạch. Lúc đó, TS Đại sẽ cho, tặng miễn phí bà con nông dân công thức để tự mình sản xuất ra với số tiền hơn 1.000 đồng/lít. Ngoài ra, ông cũng xin được tài trợ từ nguồn Quỹ Bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu do 2 tổ chức nước ngoài là World bankgroup và Climate innovation Center, Bộ KH-CN chủ trì, sẽ cung cấp 200 hệ thống thiết bị sản xuất pha chế, đào tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm dung dịch sinh học tới 200 HTX thuộc các tỉnh miền Bắc. Kế tiếp sẽ là HTX tỉnh miền Trung và miền Nam....

08-41-42_che_phm_sinh_hoc_phm_xun_di
Hai chế phẩm sinh học có tác dụng như nhau nhưng có giá “vênh nhau” hơn 10 lần
TS Phạm Xuân Đại dự tính, khi dự án được triển khai thì sẽ tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp khoảng trên 400 lao động với mức thu nhập từ 4 - 8 triệu đồng/người/tháng.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm