| Hotline: 0983.970.780

Một số cơ quan chuẩn bị chậm cho phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ

Thứ Hai 09/09/2019 , 14:26 (GMT+7)

Sáng 9/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 37 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 37. Ảnh VGP/ Nhật Bắc.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phiên họp thứ 37 sẽ cho ý kiến về các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và giám sát chuyên đề, xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của UBTVQH.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thực hiện thông báo kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 36, các cơ quan tích cực hơn trong việc chuẩn bị nội dung tại Phiên họp thứ 37. Tuy nhiên, vẫn còn một số tài liệu chưa được gửi đúng thời hạn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan lưu ý rút kinh nghiệm.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, khối lượng công việc cần được UBTVQH xem xét, quyết định tại Phiên họp thứ 37 rất lớn, với nhiều nội dung quan trọng, nhất là những nội dung sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, thời gian phiên họp rất dài.

Do đó, bà đề nghị UBTVQH tập trung, điều hành linh động và khoa học để không kéo dài sang tuần làm việc thứ 3; các cơ quan hữu quan chủ động sắp xếp lịch làm việc để dự họp đầy đủ, đúng thành phần.

Sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Trong phiên họp này, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến về 12 dự án luật, trong đó có 4 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua và 8 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Bên cạnh đó là 2 dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, gồm Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước và Nghị quyết về phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025.

Trong đó, đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025 là đề án lớn nhằm tích hợp tất cả những chính sách mà Đảng, Nhà nước ban hành với đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện theo nghị quyết, chủ trương của Quốc hội.

Chuyên đề giám sát mà UBTVQH sẽ bàn thảo tại phiên họp này là “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”.

Cuối cùng, UBTVQH sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính ở 3 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương và Lào Cai.

Xem thêm
Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.