| Hotline: 0983.970.780

'Mốt' văng tục của teen nữ

Thứ Hai 08/11/2010 , 14:03 (GMT+7)

Trong quán trà sữa gần trường, 3 cô gái trẻ học lớp 11 trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) vừa nhìn đồng hồ, vừa "văng" tới tấp toàn những từ tục tĩu, chỉ để xả tức vì một cô bạn mãi chưa đến.

Trong quán trà sữa gần trường, 3 cô gái trẻ học lớp 11 trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) vừa nhìn đồng hồ, vừa "văng" tới tấp toàn những từ tục tĩu, chỉ để xả tức vì một cô bạn mãi chưa đến.

Nghe đoạn đối thoại của ba cô bé học sinh cùng lớp này, không ít người có mặt trong quán phải “nóng mặt”, câu chuyện xoay quanh việc một cô bé bị điểm 0 môn Sinh vì không làm bài, nhưng câu nào câu nấy toàn những từ Đ., M.,...

Được hỏi sao lại thích nói kiểu ấy, một cô bé trong nhóm hồn nhiên “thả” một câu “Bọn này nói chuyện thì liên quan đến ai, bây giờ ra đường có mà nghe 'bổ' tai. Chuyện xưa như trái đất rồi mà còn phải thắc mắc”.

Teen nữ nói bậy ngày nay đã không còn là chuyện hiếm, mà gần như trở thành "dịch" có tốc độ lây lan rất nhanh.

Theo một khảo sát nhỏ do nhóm sinh viên lớp Công tác xã hội K52 (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) thực hiện năm 2009 trên 120 học sinh nữ của hai trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, đã thấy đến 94% các em nữ có nói bậy, trong đó ở mức độ thường xuyên, thành “nghiện” chiếm hơn 50%.

Khi hỏi về thực trạng này, hầu hết các thiếu nữ tuổi teen đều cho rằng “đó là chuyện bình thường". Tuy nhiên các chàng trai thì không thích chuyện này. “Con trai nói bậy thì chấp nhận được chứ con gái nói bậy thì không thể nào chịu được”, Nam, 18 tuổi, trường THPT Dân lập Lômônôxôp (Mỹ Đình, Hà Nội) tỏ ra khó chịu nhận xét.

Việc nói bậy hồn nhiên của các teen không những khiến người xung quanh khó chịu, mà nhiều khi còn đem lại những phiền phức và rắc rối cho chính "thân chủ", khiến nhiều cô gái rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.

Thùy Linh, 17 tuổi, học sinh lớp 11 trường THPT Trưng Vương, Hà Nội kể lại một chuyện “xấu hổ” mà đến giờ cô vẫn còn nhớ mãi. Vì bố mẹ bán hàng ăn nên ngay từ nhỏ Linh đã phải phụ giúp bố mẹ và tiếp xúc với đủ các loại người nên chuyện nói bậy, nói tục là chuyện đương nhiên. Cũng vì bố mẹ cứ động một tý là "văng" nên Linh lây nhiễm rất nhanh, nói một câu là phải đến 3, 4 lần lặp lại từ tục tĩu khiến các bạn cùng lớp cũng khiếp.

Tuy nói bậy nhưng Linh lại là cô gái rất năng động trong các hoạt động tình nguyện. Có một lần đi tình nguyện ở trại phong Ba Vì (Hà Nội), hôm đó khi đang dạy cho mấy em nhỏ viết chính tả thì bạn gái Linh từ dưới thành phố gọi điện rủ đi chơi. Mải nói chuyện quá cô quên mất mình đang ngồi cạnh bọn trẻ con, lớn tiếng than mệt, không về kịp, và liên tiếp "nhét" từ Đ. vào đầu, giữa câu...

“Ngay lúc đó, có một em bé giật giật áo tôi nói: 'Ơ, cô giáo Linh cũng nói bậy ạ?', khiến tôi ngỡ ngàng và lần đầu tiên cảm thấy xấu hổ khi nghĩ lại những điều mình nói”. Và cũng từ ngày đó cô bạn đã hạn chế hẳn bệnh “bạ đâu văng đấy”.

Phương Trang, sinh viên năm nhất trường Đại học kinh doanh Công nghệ cũng rơi vào tình huống “muốn độn thổ” luôn trước cả lớp hơn 50 người khi đứng lên đọc bài phát biểu để tự ứng cử mình vào vai trò lớp trưởng.

Trang tâm sự: “Hôm đó tôi đã chuẩn bị một bài thuyết trình rất hoàn hảo và tin chắc rằng mình sẽ thành công, nhưng đúng lúc đang say sưa thì đột nhiên quên mất mà bật ra từ bậy. Nói xong nhìn cô chủ nhiệm và cả lớp ngơ ngác mắt tròn mắt dẹt, tôi mới biết mình lỡ lời".

Cô giáo chủ nhiệm đã tế nhị mời Trang về chỗ và từ lúc đó cô “ngồi cúi gầm mặt xuống và 'ngậm hạt thị' chỉ mong nhanh hết giờ học để trốn khỏi lớp”. Buổi học đầu tiên đó là một kỷ niệm mà đến bây giờ có người yêu rồi Trang vẫn còn thỉnh thoảng nhắc lại để tự răn mình.

“Các học sinh nữ nói bậy giờ quá phổ biến, khiến cho hầu hết những người xung quanh cảm giác khó chịu vô cùng, đặc biệt là những người lớn tuổi”, cô giáo Lê Thị Thu Hảo, giáo viên trường THPT Phú Đô tâm sự.

Chính vợ chồng cô cũng bất ngờ khi biết con gái mình nhiễm thói này. Hôm đó, con gái cô Hảo, đang học lớp 9, trường THCS Lý Thường Kiệt dẫn một nhóm bạn cùng lớp về nhà chơi. Mấy đứa ngồi ngoài sân nói chuyện oang oang, đúng lúc vợ chồng cô Hảo đi làm về, nghe thấy các con thản nhiên chửi nhau bằng những lời "đường phố" khiến vợ chồng cô giận tím người.

“Chồng tôi lại là người nóng tính nên anh quát lên đuổi thẳng mấy cô bé kia về và nhốt con gái vào phòng một mình cho đến tận tối. Từ đấy ngày nào tôi cũng phải dành thời gian để nhắc nhở con”, cô Thu Hảo thở dài.

“Nhìn những nữ sinh mặc áo dài trắng học trò trông chúng dịu dàng và tinh khôi biết bao nhiêu. Vậy mà thử nghĩ xem khi chúng mở miệng rồi nói ra toàn những từ 'bẩn thỉu' thì có ai mà nghe lọt tai nổi. Là con gái, lại đang ở tuổi thiếu nữ thì phải ăn nói nhẹ nhàng, 'sạch sẽ'. Cứ cái đà phát triển này thì loạn, loạn hết”, một thành viên có nickname cunyeucoi bức xúc chia sẻ trên một diễn đàn.

Ông kể, lần đầu tiên khi cậu con trai 18 tuổi dẫn bạn gái học cùng lớp về nhà chơi mà cô bé này lại là lớp trưởng. Ban đầu vợ chồng ông cũng quý lắm, vì “thấy con bé nói chuyện ngoan mà lại nhanh nhẹn ham việc”, nhưng bỗng dưng hai đứa đang cùng nhau rửa bát, vì bất đồng điều gì đó mà cô bé ném cả cái bát xuống đất vỡ toang rồi văng ra một loạt những từ Đ., với C... trước khi vùng vằng bỏ đi, khiến vợ chồng ông khiếp đảm.

“Biết rằng nói bậy là xấu, là bẩn nhưng nó lây lan nhanh quá nên tự bản thân các em phải có ý thức giữ gìn sự trong lành trong ngôn ngữ của chính mình, chứ không ai có thể đưa ra biện pháp hay luật lệ gì để ngăn cấm chuyện này cả”, cô giáo Thu Hảo kết luận.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm