| Hotline: 0983.970.780

Mưa lớn kèm dông, lốc làm sập và tốc mái nhiều căn nhà

Thứ Hai 17/07/2023 , 16:41 (GMT+7)

ĐBSCL Do ảnh hưởng mưa lớn kèm dông, lốc đã làm sập và tốc mái nhiều căn nhà ở các tỉnh ĐBSCL, hệ thống cây xanh đô thị, cột điện cũng bị gãy đổ.

Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang đã tạm dừng hoạt động tất cả các tàu thuyền vận tải hành khách từ đất liền ra các đảo từ ngày 16/7, hàng loạt tàu cao tốc phải nằm tại bến khiến nhiều du khách bị kẹt lại trên các đảo. Ảnh: Trung Chánh.

Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang đã tạm dừng hoạt động tất cả các tàu thuyền vận tải hành khách từ đất liền ra các đảo từ ngày 16/7, hàng loạt tàu cao tốc phải nằm tại bến khiến nhiều du khách bị kẹt lại trên các đảo. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang cho biết, từ ngày 16/7, do ảnh hưởng của bão số 1, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn, kèm theo dông, lốc gây nhiều thiệt hại về tài sản của nhà nước và người dân.

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương: thành phố Rạch Giá và các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, An Minh, U Minh Thượng, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã làm sập 8 căn nhà, tốc mái 22 căn nhà, ước thiệt hại về vật chất khoảng 840 triệu đồng, không có thiệt hại về người.

Riêng tại địa bàn thành phố Rạch Giá, mưa lớn kèm gió giật mạnh đã làm đổ ngã 35 cây xanh trên các tuyến đường giao thông, nhiều tuyến đường bị ngập úng cục bộ, giao thông đi lại khó khăn. Huyện Giồng Riềng bị gãy 1 trụ điện.

Cảng vụ Hàng hải Kiên Giang đã tạm dừng hoạt động tất cả các tàu thuyền vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh từ đất liền ra các đảo và ngược lại kể từ 6 giờ ngày 16/7 để đảm bảo an toàn cho hành khách. Do đó, có nhiều du khách bị kẹt lại trên các đảo chưa thể vào đất liền được.

Chi cục Thủy lợi tăng cường mở các cống trên địa bàn tỉnh để tiêu thoát nước, chống ngập úng tại những khu vực trũng thấp. UBND thành phố Rạch Giá đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức thu dọn các cây xanh bị đỗ ngã để đảm bảo lưu thông.

Tại tỉnh Hậu Giang, trong ngày 16 và 17/7, do ảnh hưởng của mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã gây sập hoàn toàn 4 căn nhà và tốc mái 15 căn, ở thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố đã khẩn trưởng đánh giá mức độ thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Đại diện chính quyền địa phương ở tỉnh Hậu Giang thăm hỏi, hỗ trợ các hộ gia đình có nhà bị sập và tốc mái. Ảnh: Trung Chánh.

Đại diện chính quyền địa phương ở tỉnh Hậu Giang thăm hỏi, hỗ trợ các hộ gia đình có nhà bị sập và tốc mái. Ảnh: Trung Chánh.

Ngoài ra, tại tuyến kênh Mái Dầm (thuộc xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã xảy ra 2 vụ sạt lở, làm mất hàng trăm m2 đất và ảnh hưởng đến đường giao thông nông thôn.

Cụ thể, tại hộ ông Huỳnh Ngọc Quý (ấp Đông Sơn, xã Đông Phước) xảy ra điểm sạt lở với chiều dài 40 m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5 m, diện tích mất đất 200 m2, kéo theo sạt mất taluy lộ giao thông nông thôn.

Hộ ông Nguyễn Văn Giông ở cùng ấp, xảy ra điểm sạt lở chiều dài 13 m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 4 m. UBND huyện Châu Thành và xã Đông Phước đã chỉ đạo lực lượng xung kích thực hiện các biện pháp khẩn cấp di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, giúp đỡ dọn dẹp điểm sạt lở.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.