| Hotline: 0983.970.780

Mưa lớn khiến Hà Giang thiệt hại hơn 8,5 tỷ đồng

Thứ Tư 03/07/2024 , 19:31 (GMT+7)

Mưa lớn đêm mùng 2, ngày 3/7 trên địa bàn tỉnh Hà Giang khiến nhiều nhà ở, tài sản, hoa màu của người dân bị thiệt hại, ước khoảng 8,5 tỷ đồng.

Mưa lớn, đất đá sạt lở khiến nhiều nhà dân ở Hà Giang bị thiệt hại. Ảnh: Đào Thanh.

Mưa lớn, đất đá sạt lở khiến nhiều nhà dân ở Hà Giang bị thiệt hại. Ảnh: Đào Thanh.

Cụ thể, mưa lớn đã làm 27 nhà dân tại các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên bị ảnh hưởng do sạt lở đất đá và bị ngập úng gây ra. Mưa lớn cũng khiến gần 400ha cây trồng tại các huyện Bắc Quang, Bắc Mê, Vị Xuyên bị ảnh hưởng; 14 con gia súc bị chết; 18ha diện tích ao nuôi cá của người dân ở huyện Vị Xuyên bị thiệt hại…

Trận mưa lớn đêm mùng 2, ngày 3/7 cũng khiến nhiều tuyến đường giao thông tại các huyện Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Vị Xuyên bị sạt lở, gây ách tắc gieo thông trong nhiều giờ đồng hồ. Trong đó, tại huyện Hoàng Su Phì có 51 vị trí trên các tuyến đường bị ảnh hưởng, sạt lở, khối lượng đất đá khoảng 6.100m3. Tại huyện Bắc Mê, một số tuyến đường liên xã bị sạt lở, ngập úng gây ách tắc giao thông, khối lượng đất đá sạt lở ước khoảng 1.100m3. Tại huyện Vị Xuyên, cây cầu cứng tại xã Việt Lâm bị hư hỏng…

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bắc Mê, thiên tai diễn ra trên địa bàn huyện đã khiến khoảng 100ha lúa của người dân địa phương bị ngập úng. Đến chiều tối ngày 3/7, diện tích lúa tại xã Minh Ngọc và xã Yên Định bị ngập úng nước vẫn chưa rút hết. Mưa lớn kèm sấm sét đã khiến 3 con trâu của người dân bị chết, trong đó có 2 con bị sét đánh và 1 con bị nước lũ cuốn trôi.

Gia đình ông Đặng Văn Bành, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê có 2 con trâu bị sét đánh chết đêm ngày 2/7. Ông Bành cho biết, 2 con trâu là tài sản lớn nhất của gia đình tích cóp trong nhiều năm. Tối 2/7, sau khi chăn thả trên nương về, gia đình ông đã nhốt trâu ở chuồng gần nhà, đến sáng ngày 3/7 khi ra thăm chuồng đã thấy 2 con trâu bị chết rất xót xa.

Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn diễn ra khiến một số tuyến phố bị ngập úng trong nhiều giờ đồng hồ. Đặc biệt tại các tuyến đường như Lý Tự Trọng, đoạn qua tổ 2, phường Trần Phú; tổ 11, phường Minh Khai bị ngập úng cục bộ, gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và ngập úng nhà ở của người dân.

Nhiều tuyến đường giao thông ở Hà Giang bị đất đá sạt lở do mưa lớn gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều tuyến đường giao thông ở Hà Giang bị đất đá sạt lở do mưa lớn gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Anh Lê Khánh Hoàn, người dân sinh sống tại phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang cho biết, đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm đến nay thành phố Hà Giang bị ngập úng do mưa lũ gây ra. Trận mưa lũ lần này tuy nước không ngập sâu và thiệt hại nhiều về tài sản như trận lũ dịp giữa tháng 6 vừa qua. Nhưng trận lũ cũng khiến nhiều hộ gia đình bị ngập úng, bùn đất xâm lấn vào nhà, làm nhiều hộ dân phải vất vả lau rửa sau khi nước rút. Đến chiều tối ngày 3/7, mưa tạnh, nước trên các tuyến đường của thành phố Hà Giang đã rút hết, người dân thành phố đã dần ổn định cuộc sống sau lũ lụt.

Ngay sau khi xảy ra thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn kịp thời xuống cơ sở nắm bắt tình hình và thống kê thiệt hại để báo cáo cơ quan chức năng; giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại khắc phục hậu quả về nhà ở và hoa màu để sớm ổn định cuộc sống và sản xuất.

Đối với các tuyến đường giao thông bị sạt lở, chính quyền các cấp ở tỉnh Hà Giang luôn xác định, việc đảm thông suốt và an toàn các tuyến đường giao thông vận tải sau thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Chính vì vậy, các lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, rà soát các công trình giao thông bị sạt lở, hư hỏng bảo đảm an toàn giao thông. Triển khai lực lượng, máy móc khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, hư hỏng, nhất là trên các trục giao thông chính. Đến chiều tối ngày 3/7, một số tuyến đường giao thông trọng yếu đã được thông tuyến, đảm bảo cho các phương tiện di chuyển.

Xem thêm
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Pháp ngữ

Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên Tạp chí Influences nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 1] Người thức giấc cùng dòng sông

Không chỉ là dòng sông năng lượng, sông Đà hùng vĩ đang hiện hữu ở một diện mạo mới - vùng lòng hồ, đang thắp lên giấc mơ lớn cho những vùng đất ven sông!