| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Mưa lớn kèm thủy điện xả lũ khiến nhiều nơi ngập sâu

Thứ Sáu 09/10/2020 , 10:46 (GMT+7)

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, xả lũ ở thượng nguồn khiến nhiều vùng ở Thừa Thiên - Huế bị ngập úng nặng nề. Người dân khẩn trương thu hoạch nông sản chạy lũ.

Nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xuất hiện mưa lớn kéo dài, lượng mưa phổ biến từ 150 - 300mm, có nơi trên 400mm. Nước trên các sông lên nhanh kèm theo thủy điện đầu nguồn xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở Thừa Thiên - Huế bị ngập úng nặng nề, có những nơi nước ngập sâu hơn 1m.

Nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xuất hiện mưa lớn kéo dài, lượng mưa phổ biến từ 150 - 300mm, có nơi trên 400mm. Nước trên các sông lên nhanh kèm theo thủy điện đầu nguồn xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở Thừa Thiên - Huế bị ngập úng nặng nề, có những nơi nước ngập sâu hơn 1m.

Nhiều tuyến đường bị nước ngập sâu, giao thông nhiều nơi bị chia cắt nghiêm trọng.

Nhiều tuyến đường bị nước ngập sâu, giao thông nhiều nơi bị chia cắt nghiêm trọng.

Người dân phải dùng thuyền, bè làm phương tiện đi lại.

Người dân phải dùng thuyền, bè làm phương tiện đi lại.

Những ngày này, người dân ở Thừa Thiên - Huế đang phải tích cực xuống đồng nhanh chóng thu hoạch hoa màu, thủy sản chạy lũ.

Những ngày này, người dân ở Thừa Thiên - Huế đang phải tích cực xuống đồng nhanh chóng thu hoạch hoa màu, thủy sản chạy lũ.

Ông Nguyễn Quang Toại, ở xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có ruộng sắn hơn 2 sào đã bị nước lũ nhấn chìm nhiều ngày, ông Toại đang phải huy động cả gia đình lội nước lũ thu hoạch, đưa sắn về nhà tránh bị hư hại. 'Nghe đài báo mưa lớn còn tiếp kéo dài trong nhiều ngày tới, gia đình tôi phải thu hoạch cứu ruộng sắn chứ để ngâm dưới nước lâu ngày sẽ bị hư hỏng hết', ông nói.

Ông Nguyễn Quang Toại, ở xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có ruộng sắn hơn 2 sào đã bị nước lũ nhấn chìm nhiều ngày, ông Toại đang phải huy động cả gia đình lội nước lũ thu hoạch, đưa sắn về nhà tránh bị hư hại. “Nghe đài báo mưa lớn còn tiếp kéo dài trong nhiều ngày tới, gia đình tôi phải thu hoạch cứu ruộng sắn chứ để ngâm dưới nước lâu ngày sẽ bị hư hỏng hết”, ông nói.

Trao đổi với NNVN vào sáng 9/10, ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) cho biết, ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua cùng với việc xả lũ đã làm hơn 80 ngôi nhà bị ngập lụt, hơn 100 ha hoa màu bị ngập úng nặng nề; nhiều tuyến đường liên thôn ở xã cũng đã bị nước lũ chia cắt.

Trao đổi với NNVN vào sáng 9/10, ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) cho biết, ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua cùng với việc xả lũ đã làm hơn 80 ngôi nhà bị ngập lụt, hơn 100 ha hoa màu bị ngập úng nặng nề; nhiều tuyến đường liên thôn ở xã cũng đã bị nước lũ chia cắt.

Chính quyền địa phương xã Quảng Thọ đã vận động người dân kê gác đồ đạc trong nhà lên cao, gia cố lồng, bè nuôi và khẩn trương thu hoạch sớm diện tích thủy sản, hoa màu những nơi thấp trũng để giảm mật độ thiệt hại do mưa lũ.

Chính quyền địa phương xã Quảng Thọ đã vận động người dân kê gác đồ đạc trong nhà lên cao, gia cố lồng, bè nuôi và khẩn trương thu hoạch sớm diện tích thủy sản, hoa màu những nơi thấp trũng để giảm mật độ thiệt hại do mưa lũ.

Theo ông Hồ Đắc Thọ, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lũ đã làm hơn 200 ha hoa màu chủ yếu ở huyện Phong Điền, Quảng Điền bị ngập úng nặng, một số diện tích đã bị hư hại.

Theo ông Hồ Đắc Thọ, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa lũ đã làm hơn 200 ha hoa màu chủ yếu ở huyện Phong Điền, Quảng Điền bị ngập úng nặng, một số diện tích đã bị hư hại.

Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện hướng dẫn người dân khẩn trương di chuyển, gia cố các lồng, bè nuôi thủy sản đến nơi an toàn; thu hoạch sớm diện tích thủy sản để giảm mật độ, tránh rủi ro thiệt hại. Ngoài ra, tiếp tục thu hoạch những diện tích hoa màu nơi vùng thấp trũng để tránh bị ngập úng lâu ngày. Đồng thời, hướng dẫn cho các phương tiện, tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.

Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện hướng dẫn người dân khẩn trương di chuyển, gia cố các lồng, bè nuôi thủy sản đến nơi an toàn; thu hoạch sớm diện tích thủy sản để giảm mật độ, tránh rủi ro thiệt hại. Ngoài ra, tiếp tục thu hoạch những diện tích hoa màu nơi vùng thấp trũng để tránh bị ngập úng lâu ngày. Đồng thời, hướng dẫn cho các phương tiện, tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn.

Ảnh hưởng của mưa lũ, đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế có 1 người mất tích, hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập lụt; hàng trăm diện tích hoa màu, thủy sản bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến giao thông bị chia cắt vì ngập úng và sạt lở. Hơn 9 km bờ biển tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục bị sạt lở nặng, có những nơi nước biển ăn sâu 7-10m. Huyện Phong Điền và huyện A Lưới đã phải di dời hàng trăm hộ ở vùng thấp trũng đến nơi an toàn.

Ảnh hưởng của mưa lũ, đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế có 1 người mất tích, hơn 1.000 ngôi nhà bị ngập lụt; hàng trăm diện tích hoa màu, thủy sản bị ảnh hưởng. Nhiều tuyến giao thông bị chia cắt vì ngập úng và sạt lở. Hơn 9 km bờ biển tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục bị sạt lở nặng, có những nơi nước biển ăn sâu 7-10m. Huyện Phong Điền và huyện A Lưới đã phải di dời hàng trăm hộ ở vùng thấp trũng đến nơi an toàn.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cứu hộ vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể vượn cực kỳ quý hiếm từ người dân tại Hải Phòng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.