| Hotline: 0983.970.780

Mùa xuân của những người giữ rừng Tây Yên Tử

Thứ Tư 13/02/2019 , 15:50 (GMT+7)

Tết đến, Xuân về nhưng những cán bộ kiểm lâm không được quay quần bên người thân mà họ lại “chạy ngược lên rừng”, để bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng. Sự có mặt của các anh, đã giữ cho rừng Tây Yên Tử thêm xanh.

12-59-02_nh_3_rung_tu_nhien_ti_khu_bo_ton_thien_nhien_ty_yen_tu
Rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên thiên Tây Yên Tử, Bắc Giang

Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi đến chúc Tết Văn phòng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang. Ông Từ Quốc Huy, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm cho biết, với đặc thù công việc, những ngày Tết Nguyên đán, lực lượng kiểm lâm Bắc Giang luôn đảm bảo bố trí 50% quân số, thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng Chi cục, cũng như tại 09 Hạt Kiểm lâm, 03 Trạm Kiểm soát lâm sản, 15 Trạm Kiểm lâm địa bàn, để kịp thời xử lý khi có tình huống cháy rừng, phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản...

Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà tại các Trạm Kiểm soát lâm sản, Trạm Kiểm lâm trên địa bàn. Qua đó, lãnh đạo Chi cục đánh giá cao tinh thần làm việc của các đơn vị cơ sở. Khi Tết đến, xuân về, trong hoàn cảnh xa gia đình, công tác tại vùng sâu, vùng xa, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, đời sống sinh hoạt, tình cảm luôn thiếu thốn, nhưng các anh vẫn nỗ lực ngày, đêm bám rừng, tích cực tuần tra, bảo vệ rừng trên địa bàn.

Ngày mùng 2 Tết, từ TP Bắc Giang, chúng tôi ngược lên rừng Tây Yên Tử, tới thăm, chúc Tết các Trạm Kiểm lâm địa bàn, thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động. Điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân tới là Trạm Kiểm lâm địa bàn Nước Vàng, đóng quân tại thôn Đồng Vành 2, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, nơi có thắng cảnh suối Nước vàng nổi tiếng, đã được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích.

Rót chén trà nóng mời khách, anh Nguyễn Ngọc Thơm, kiểm lâm viên, phụ trách ca trực, tỏ ra vui mừng vì có khách từ xa đến thăm, chúc Tết. Anh Thơm chia sẻ: “Trạm Kiểm lâm địa bàn Nước Vàng được biên chế 01 công chức Kiểm lâm và 01 cán bộ hợp đồng, có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 2.500 ha rừng và đất rừng đặc dụng. Trạm chia làm 02 ca trực, tôi trực từ 17 giờ, ngày 28 tháng Chạp, đến 12 giờ ngày mùng 02 Tết. Những ngày Tết chúng tôi đều đến thăm, chúc Tết bà con xung quanh Ttạm để thắt chặt tình quân dân, phần khác cũng muốn “hưởng thụ” ké phút giây quây quần không khí Tết trong gia đình”.

Chậm rãi hớp ngụm trà nóng, anh Thơm chia sẻ tiếp: “Người dân nơi đây sống tình cảm lắm, chủ yếu là bà con dân tộc Dao. Khi biết tôi một mình trực Tết, các hộ dân tới bữa là gọi tôi sang ăn cơm. Bởi, họ biết những ngày thường chúng tôi đã thiếu thốn tình cảm gia đình, quê hương, thì những ngày Tết còn thiếu thốn gấp bội phần, nhưng vì nhiệm vụ, đã gác lại nhiều ước muốn riêng tư, đến đây bảo vệ bình yên cho những cánh rừng, bảo vệ nguồn nước sạch hàng ngày phục vụ người dân địa phương, nên họ đồng cảm với chúng tôi lắm”.

Khi chia tay, anh Thơm chia sẻ thêm: “Tôi quê ở xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, từ nhà tôi lên đến trạm 70 cây số. Với thâm niên 14 năm trong ngành, là bằng ấy năm không có nghỉ Tết, Tết nào cũng gắn với rừng. Vất vả, khó khăn, thiếu thốn là vậy, nhưng niềm vui lớn lao là bảo vệ được rừng; bảo vệ, phát triển bền vững đa dạng sinh học tại địa phương, nên dù vất vả, nhưng chúng tôi vẫn vui”.

12-59-02_nh_1_nh_nguyen_ngoc_thom_ben_tri_klv_trm_kl_nuoc_vng_trien_khi_nhiem_vu_tun_tr_rung
Anh Nguyễn Ngọc Thơm (bên trái), Kiểm lâm viên, Phụ trách Trạm Kiểm lâm Nước Vàng triển khai nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng

Tới chúc Tết tại Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương, đóng quân tại thôn Đồng Dương, xã An Lạc, huyện Sơn Động, được bao bọc xung quanh bởi đồi, núi điệp trùng, với thảm thực vật phong phú, đa dạng, đâu đó thỉnh thoảng có tiếng chim hót, thánh thót vọng lại, tất cả như hòa quyện với nhau làm cho thiên nhiên, đất trời nơi đây trở nên thanh bình, tĩnh lặng.

Sau giây phút ngỡ ngàng, đầy cảm xúc khi chúng tôi tới thăm, chúc Tết, anh Dương Văn Hưng, kiểm lâm viên, phụ trách ca trực chia sẻ: “Tết Nguyên đán, tôi được lãnh đạo đơn vị phân công trực ca 2 tại Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương, từ 12 giờ, ngày mùng 02 Tết, đến hết ngày mùng 06 Tết. Quê tôi ở xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, từ nhà đến trạm 130 km. Tôi gắn bó với nghề đã 06 năm, cả quãng thời gian ấy đón xuân, trực Tết giữa rừng già. Đón Tết với rừng đã thành thông lệ của dân kiểm lâm”.

“Sáng mùng 02 Tết, khi chào bố, mẹ, vợ, con lên cơ quan trực Tết, con tôi hỏi mẹ là sao Tết bố lại không ở nhà? Khi ấy, vợ tôi nghẹn lại không trả lời con ngay được, nên cháu cứ hỏi suốt. Tâm trạng tôi lúc ấy chạnh lòng lắm, nhưng vì sự bình yên của những cánh rừng, chúng tôi luôn đặt công việc lên trên hết. Hơn nữa, anh em trực ca đang nóng lòng chờ tôi lên bàn giao, để về vui Tết, đón xuân, nên tôi chỉ biết ôm con một lần nữa, rồi tạm biệt gia đình, ngược lên rừng đại ngàn Tây Yên Tử”, anh Hưng chia sẻ thêm.

Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương là trạm vùng sâu, vùng xa của huyện Sơn Động, những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, không có điện, bốn bề chỉ thấy rừng, đường xá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Hiện nay, thông tin liên lạc, đi lại thuận tiện, song công tác bảo vệ rừng, kiểm tra lâm sản lại vất vả, gian nan gấp bội phần. Bởi lâm tặc rất tinh vi, xảo quyệt, chúng dùng mọi thủ đoạn để chống đối lực lượng kiểm lâm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các anh vẫn nỗ lực lực bảo vệ rừng.

Càng về chiều, không gian trong rừng càng trong lành, bình yên, tĩnh lặng đến lạ, không khí ngày xuân vẫn đang lan tỏa khắp nơi. Khi chia tay các anh, bất chợt lời bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sỹ Trần Long Ẩn từ đâu đó vọng lại giữa đại ngàn Tây Yên Tử nghe du dương, lay động lòng người, nhất lại vào thời điểm Tết đến, xuân về: “Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây/Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người/Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?...”

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm