| Hotline: 0983.970.780

Mùa xuân nhớ về làng lúa làng hoa

Thứ Ba 02/02/2010 , 11:56 (GMT+7)

Tôi biết và yêu Mùa xuân làng lúa làng hoa qua giọng ca của nghệ sĩ Thanh Hoa từ năm 1981. Bài hát đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam - cụ thể ở đây là làng hoa Ngọc Hà...

Ảnh minh họa

Tôi biết và yêu Mùa xuân làng lúa làng hoa qua giọng ca của nghệ sĩ Thanh Hoa từ năm 1981- khi còn là học sinh PTTH, nhưng có duyên với Mùa xuân làng lúa làng hoa bắt đầu từ buổi dự thi năng khiếu vào lớp Sư phạm âm nhạc trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội năm 1984. Mùa xuân làng lúa làng hoa đã làm cầu nối cho tôi đến với con đường âm nhạc (mặc dù chỉ là nhạc sư phạm để làm cô giáo dạy nhạc trường THCS).  

Bài hát đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam - cụ thể ở đây là làng hoa Ngọc Hà - Nhật Tân - Quảng Bá nổi tiếng bên Hồ Tây. Bài hát được viết vào khoảng cuối năm 1980, được phát sóng vào đầu năm 1981. Khi giai điệu cất lên, ta có cảm giác như đây là lời đối đáp giữa hai chủ thể của tình yêu: lúa (là anh) nuôi sống con người, còn hoa (là em) làm đẹp cho đời. Đấy chính là cách bày tỏ tình cảm tế nhị mà sâu sắc của người Tràng An.  

Bức tranh đó được chấm phá bởi những đường nét mềm mại của con đê, được tô điểm bởi màu vàng tươi của lúa và muôn màu sắc rực rỡ của hoa. Thật thơ mộng khi bức tranh ấy lại được lồng trong khung cảnh trời nước Hồ Tây, lãng mạn và tình tứ biết bao: 

Bên lúa anh bên lúa, cánh đồng làng ven đê. Hồ Tây xanh mênh mông, trong tươi thắm nắng chiều. Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa. Hồ Tây đôi bên, trong tình yêu hoa lúa rộn ràng… 

Bài hát đựơc viết ở giọng rê thứ, nhịp 6/8. Chất liệu thứ mềm mại êm dịu đã kết hợp với nhịp 6/8 là loại nhịp uyển chuyển nhẹ nhàng, giai điệu mang âm hưởng của một điệu hò sông nước. 

…Lúa lên xanh thắm, bên hoa em thơm ngát. Hồ Tây ơi muà xuân, tình ca đơm hoa từ lòng đất… 

Vâng. Lúa lên xanh bên hoa thơm ngát. Màu vàng no đủ của lúa, muôn màu sắc rực rỡ cuả hoa - một cảnh sắc tuyệt vời bên Hồ Tây huyền ảo. Trước muà xuân của đất trời, sự đơm hoa kết trái của thành quả lao động được chắt lọc những gì tinh túy nhất từ lòng đất. Bản tình ca được cất lên nhưng đây là tình ca đơm hoa từ lòng đất. Một lối nói ẩn dụ ý nhị. Nét nhạc chợt vút lên như hoà quyện tình yêu đôi lứa với mùa xuân của trời đất trong thời khắc giao hòa. 

Đôi lứa - tình yêu - muà xuân. Làng lúa - làng hoa, mùa xuân… 

Đến đây, ta có cảm giác như đang bay lên cùng hương hoa hương lúa, bay lên cùng mùa xuân đất nước.  

Hạnh phúc trên đôi tay, nơi anh đã gieo mầm. Chiều nay anh dù xa, hoa nói với anh nhiều… 

Hoa nói gì hoa ơi? Cô gái đã mượn lời hoa để nói lời của lòng mình: “Hồ Tây nên duyên, vẫn gần nhau như hoa lúa cuộc đời”. Vâng, tuổi trẻ - tình yêu và mùa xuân là những gì thường gắn kết song hành. Tác giả đã khéo léo kết hợp nhuần nhuyễn từ cách xây dựng giai điệu đến chọn lựa ca từ. Khéo léo đến nỗi khi giai điệu bài hát kết thúc, ta vẫn thấy âm ba cuả một điệu hò sông nước quê hương, như diễn tả những gợn sóng trên mặt hồ Tây; lại diễn tả được tình cảm đằm thắm yêu thương của tuổi trẻ, mà vẫn nói lên sự giao hoà của con người với thiên nhiên, với cuộc sống - một sự giao duyên tình tứ mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái.  

Gần đây, tôi có may mắn được gặp nhạc sĩ Ngọc Khuê – tác giả bài hát, trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường cấp 2 Chiến Thắng. Nhạc sĩ cho biết thêm: Khi viết xong đoạn kết:  Đôi lứa - tình yêu - muà xuân/ Làng lúa - làng hoa - mùa xuân thì thực sự tên gọi của bài hát được mang tên Làng luá - làng hoa. Khi gửi lên Đài TNVN, nhạc sĩ Thế Song lúc đó là biên tập viên âm nhạc của Đài đã góp ý thêm chữ Mùa xuân và tác giả Ngọc Khuê đã đồng ý.  

Bây giờ, do tốc độ đô thị hoá cùng với yêu cầu quy hoạch xây dựng Thủ đô, những làng hoa bên Hồ Tây chỉ còn là dĩ vãng nhưng những làng hoa vẫn đua nhau nở rộ trên mọi miền quê, còn những làng lúa vẫn xanh tươi trên mọi miền đất nước. Nhưng mỗi khi giai điệu mượt mà đằm thắm cuả Mùa xuân làng luá làng hoa vang lên, ta lại thấy tái hiện trước mắt bức tranh thôn quê tuyệt đẹp…

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm