| Hotline: 0983.970.780

Muốn thăng chức thì báo cáo lãi, khi nộp thuế báo cáo lỗ

Thứ Ba 29/05/2018 , 06:10 (GMT+7)

Ngày 28/5, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011 - 2016.

Chưa thực sự là chủ đạo

Báo cáo tóm tắt của Đoàn giám sát của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày đã thẳng thắn chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ.

Cụ thể, tổng tài sản và vốn tăng (tài sản tăng 45,8%, vốn chủ sở hữu tăng 92,2%) nhưng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước có tốc độ tăng chậm (tốc độ tăng nộp ngân sách nhà nước chỉ 18%, bình quân 3%/năm), tổng số nợ phải trả cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ 1.292.400 lên 1.628.649 tỷ đồng); chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế.

16-22-52_bo_truong_trn_hong_h
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng sẽ thu hồi đất đai DNNN sử dụng quản lý lỏng lẻo

Tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp; tình trạng đấu thầu hình thức chưa được ngăn chặn hiệu quả; công tác quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ, nặng tính bao cấp nên việc hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ. Một số DNNN hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao.

Tại một số đơn vị còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản...

Giám sát qua báo cáo và làm việc trực tiếp của Đoàn giám sát với Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước cho thấy, các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở 4 vi phạm như: Vi phạm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; Vi phạm nguyên tắc thị trường; Vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp; Vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Một số vi phạm để lại hậu quả nặng nề, lâu dài, khó khắc phục về tài chính và buộc phải xử lý, kỷ luật cán bộ.
 

Lỗ nhưng không ai chịu trách nhiệm

Phát biểu thảo luận, các ĐBQH cho rằng, báo cáo giám sát công phu nhưng chưa chỉ đích danh của những vi phạm, ai là chủ thể và phải chịu trách nhiệm như thế nào về những sai phạm. ĐBQH cho rằng, sau mỗi đợt giám sát tối cao phải tạo được sự chuyến biến mạnh mẽ trong xã hội về nhận thức pháp luật của người dân, doanh nghiệp và nhà quản lý. Và phải có chế tài mạnh hơn nữa trong xử lý các sai phạm, nhất là ở các DNNN sử dụng tiền thuế người dân.

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, có ba dạng làm thất thoát tài sản nhà nước. Đó là kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ, làm mất vốn. Mua bán tài sản làm thất thoát tài sản và tiền vốn. Định giá doanh nghiệp thấp khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp lỗ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm, chưa có ai bị mất chức hay xử lý đi tù vì chuyện quản lý yếu kém để doanh nghiệp lỗ. Thậm chí có doanh nghiệp khi cần báo cáo để tăng chức, tăng quỹ lương hoặc để xin vốn thì ngay lập tức sẽ có báo cáo lãi, khi báo cáo cho cơ quan tài chính để nộp thuế thì lại có một báo cáo lỗ.

“Người ta nói rằng, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như có phép thần thông biến hóa giữa lỗ và lãi”, ĐB Cường bình luận.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Sỹ Diến đăng đàn cho rằng, việc thiếu công khai minh bạch thông tin doanh nghiệp là lực cản trong cổ phần hóa. Báo cáo của Bộ KH-ĐT đầu năm 2017 có 241 doanh nghiệp đã công bố thông tin theo Nghị định 81 năm 2015, chiếm 38,8% DNNN phải công khai, minh bạch thông tin. Việc thiếu công khai, minh bạch là môi trường thuận lợi nảy sinh các hiện tượng tiêu cực như đầu cơ, thao túng giá giao dịch chứng khoán và thôn tính doanh nghiệp bất hợp pháp.

16-22-52_bd_mi_sy_dien_thnh_ho
Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa Mai Sỹ Diến đề nghị công khai, minh bạch mọi hoạt động của DNNN

Ông Mai Sỹ Diến đề nghị Chính phủ phải làm rõ và trình Quốc hội về tài sản công có tính thương mại hiện nay là bao nhiêu, đang ở những doanh nghiệp nhà nước nào, loại tài sản công nào sinh lợi cần tiếp tục để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, loại tài sản công nào kém hiệu quả, cần thoái để thu hút các nhà đầu tư trong quá trình cổ phần hóa tới đây.

Thu hồi lại quỹ đất DN quản lý lỏng lẻo

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đồng tình với quan điểm của các vị ĐBQH đã chỉ ra rất rõ đó là việc nhiều DNNN khi cổ phần hóa thì trên thực tế nhu cầu sử dụng đất không phải như vậy. Nhiều khu vực đất đai trong đó có nhiều khu đất vàng đang sử dụng rất lãng phí, quản lý chưa tốt.

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phải rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý sử dụng. Qua việc ra soát này, chúng ta hoàn toàn có thể thu hồi lại quỹ đất mà doanh nghiệp quản lý lỏng lẻo hoặc không cần thiết và sử dụng không hiệu quả. Thu hồi lại để tạo quỹ đất phục vụ các mục đích khác.

Chất vấn sẽ là "hỏi ngay, đáp thẳng"

4 tư lệnh ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn, gồm các ông: Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN-MT; Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GT-VT; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Các Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam và các Bộ trưởng khác sẽ cùng đăng đàn trả lời làm rõ vấn đề ĐBQH quan tâm.

Chất vấn diễn ra trong 3 ngày từ 4 - 6/6. Tinh thần chất vấn là "hỏi ngay, đáp thẳng".

 

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm