| Hotline: 0983.970.780

Mỹ nói Việt Nam là 'cường quốc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi'

Thứ Sáu 08/10/2021 , 08:32 (GMT+7)

Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng trưởng gần 30% trong thập kỷ qua, theo USDA.

Tốc độ tăng trưởng nhanh

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vấn đề này giống như đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia, tăng trưởng tiêu thụ protein từ động vật đi đôi với sự phát triển kinh tế. Vì vậy Việt Nam đã chuyển sang nhập khẩu ngô làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để phục vụ ngành sản xuất thịt, vốn đã tăng gần 30% trong thập kỷ qua.

Đồ họa cơ cấu ngành sản xuất thịt tại Việt Nam (thịt lợn màu nâu, thịt gia cầm màu xanh nhạt và thịt bò màu xanh đậm) từ năm 2011 đến 2021 (đơn vị triệu tấn) và lượng tiêu thụ thịt (kg) trên đầu người. Nguồn: GSOV

Đồ họa cơ cấu ngành sản xuất thịt tại Việt Nam (thịt lợn màu nâu, thịt gia cầm màu xanh nhạt và thịt bò màu xanh đậm) từ năm 2011 đến 2021 (đơn vị triệu tấn) và lượng tiêu thụ thịt (kg) trên đầu người. Nguồn: GSOV

Đến nay, Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ năm trên toàn cầu vào các năm 2021/22.

Mặc dù thịt lợn vẫn là loại thịt chính được người dân Việt Nam lựa chọn, nhưng lượng tiêu thụ thịt gà và thịt bò cũng đang tăng lên. Theo Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA, nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ hoặc các loài khác cũng đang được mở rộng tại Việt Nam và tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vào thị trường tiềm năng này.

Sản lượng ngô của Việt Nam bắt đầu tăng lên từ những năm 1980 và tiếp tục xu hướng này cho đến năm 2015. Tuy nhiên, nó đã đạt đến “điểm uốn” vào năm 2015/16 khi nhập khẩu vượt sản lượng lần đầu tiên kể từ những năm 1970.

Sản lượng ngô bị sa sút và giảm dần do hoạt động sản xuất trong nước ngày càng kém khả năng cạnh tranh so với ngô nhập khẩu về cả giá thành và chất lượng, dẫn đến Việt Nam không khuyến khích mở rộng diện tích ngô.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 26/8/2021

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại buổi họp báo ở Hà Nội hôm 26/8/2021

Vào cuối tháng 8 vừa qua, nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris, quốc gia Đông Nam Á đã công bố cắt giảm thuế đối với ngô, động thái có thể cải thiện khả năng cạnh tranh của ngô Mỹ tại thị trường nhiều tiềm năng này.

Cùng lúc, nguồn cung tại Argentina và Brazil trở nên dồi dào hơn và nhìn chung được giao dịch với giá thấp hơn ngô Mỹ, nên hai quốc gia này đã trở thành bạn hàng cung cấp phần lớn lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2013/14 đến nay.

Bất chấp sự xuất hiện của dịch tả lợn châu Phi (ASF) năm 2019 tại Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn không lo ngại khi tăng lượng nhập khẩu ngô về nước. Mặc dù năm 2021 số lượng ngô nhập về có giảm - mức giảm đầu tiên kể từ năm 2011/12 chủ yếu là do nguồn cung bị ảnh hưởng sương giá ở Brazil.

Ngô Mỹ thường kém cạnh tranh hơn so với ngô Nam Mỹ do giá cả nhưng khi sản lượng ngô ở Argentina và Brazil bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hạn hán trong niên vụ 2018/19, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất của Mỹ.

Cùng với ngô, các mặt hàng xuất khẩu phục vụ thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Mỹ như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu của mặt hàng này của Mỹ, nhất là việc sử dụng DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng protein và năng lượng cao.

Nhờ có cơ sở hạ tầng sản xuất ethanol tốt, Mỹ hiện là nước xuất khẩu mặt hàng DDGS lớn nhất thế giới và nhìn chung phải đối mặt với rất ít cạnh tranh. Xuất khẩu DDGS của Mỹ sang Việt Nam năm 2020 đạt gần 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 275 triệu USD.

Nhập khẩu tăng mạnh

Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt. Cụ thể là mặc dù sản lượng thịt tổng thể ở Việt Nam giảm trong năm 2019 do tác động của ASF đối với sản xuất thịt lợn, nhưng sản lượng thịt gà và thịt bò đều tăng trưởng trong giai đoạn này.

Đồ họa mô tả sản lượng ngô trong nước (xanh đậm) và lượng nhập khẩu ngô (xanh nhạt) của Việt Nam từ 2011 đến năm 2021 (đơn vị triệu tấn). Nguồn: USDA

Đồ họa mô tả sản lượng ngô trong nước (xanh đậm) và lượng nhập khẩu ngô (xanh nhạt) của Việt Nam từ 2011 đến năm 2021 (đơn vị triệu tấn). Nguồn: USDA

Dự báo tiêu thụ thịt bình quân đầu người ở Việt Nam cũng tiếp tục tăng, chính vì vậy nhu cầu về protein động vật sẽ tiếp tục tăng.

Theo USDA, hầu hết sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đều thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, trong đó khoảng 70% lượng cá nuôi và 80% lượng tôm nuôi của Việt Nam được sản xuất ở 13 tỉnh cực nam của đất nước.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu cá da trơn năm 2020 của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, giảm so với năm trước do tác động của COVID-19. Dữ liệu hải quan chính thức cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các sản phẩm thủy sản của Việt Nam năm 2020 là 8,4 tỷ USD.

Ngô và DDGS là hai trong số những thành phần phổ biến trong thức ăn chăn nuôi trên cạn. Các nghiên cứu, báo cáo về xu hướng thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản ở châu Á chỉ ra rằng các thành phần thức ăn chính vẫn được sử dụng ở Việt Nam bao gồm bột đậu nành, cám gạo và bột cá.

Tuy nhiên một thử nghiệm do Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tài trợ cho thấy, DDGS cũng có thể dễ dàng được bổ sung vào khẩu phần ăn của cá da trơn tại Việt Nam, nhằm có thể thay thế cho các nguồn protein khác.

Theo USDA, bên cạnh sự phục hồi của sản xuất thịt lợn và mở rộng sản xuất thịt bò và thịt gia cầm, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển của Việt Nam sẽ mang lại cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu ngô và DDGS làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

DT Group nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Khánh Hòa Việc DT Group được vinh danh với giải thưởng Sao Vàng đất Việt đã khẳng định cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, uy tín và chất lượng của thương hiệu rong nho.