| Hotline: 0983.970.780

Nam - Bắc Triều Tiên giao tranh, bên nào sẽ thắng?

Thứ Ba 18/04/2017 , 13:05 (GMT+7)

Trên lý thuyết, CNDCND Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng của một cuộc chiến tranh, đình chiến từ năm 1953 nhưng thỉnh thoảng hai bên vẫn có những cuộc đụng độ nhỏ ở biên giới...

Trên lý thuyết, CNDCND Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng của một cuộc chiến tranh, đình chiến từ năm 1953 nhưng thỉnh thoảng hai bên vẫn có những cuộc đụng độ nhỏ ở biên giới và năm 2013, CHDCND Triều Tiên rút khỏi hiệp định đình chiến. Câu hỏi đặt ra là nếu lại xảy ra cuộc chiến tổng lực, bên nào sẽ chiến thắng?

11-17-56_rtx27vmh
Lãnh tụ Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên (Ảnh: Reuters)

Đây là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra, một khi Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên. Khi đó, một trong những diễn biến dễ đoán là Bắc Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc (và các lực lượng Mỹ đồn trú ở đây).
 

Lịch sử tàn khốc

Tạp chí online We are the mighty-WATM (Mỹ) chuyên về quân sự đã đặt câu hỏi này và đi tìm đáp án.

Theo tạp chí này, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là một thảm họa đối với cả hai miền Triều Tiên và thực tế đó đã dẫn đến các chính sách quân sự của Bắc Triều Tiên. Và đây cũng là lý do người dân ủng hộ chế độ và luôn tỏ thái độ thù địch với Mỹ và Hàn Quốc.

“Trong khoảng 3 năm, chúng tôi đã giết 20% dân số Bắc Triều Tiên”, tướng không quân Curtis LeMay, tư lệnh Không đoàn chiến lược Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên nói với tạp chí Lịch sử Không quân Mỹ vào năm 1984.

Dean Rusk, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ dưới thời tổng thống Kennedy và Johnson, nói quân Mỹ đã ném bom “mọi thứ động đậy ở Bắc Triều Tiên, mọi viên gạch đặt chồng lên viên khác”. Người dân Bắc Triều Tiên hoặc trực tiếp ghi nhớ về cuộc chiến hoặc thông qua cha mẹ, ông bà. Cuộc chiến Nam- Bắc Triều là đặc biệt tàn khốc và hậu quả là, không có lý do gì để tin rằng mỗi bên có thể thu lại nắm đấm của mình.

Điều đáng sợ là cải hai miền Triều Tiên tại thời điểm này đều có sức mạnh quân sự đáng kể. Hàn Quốc có một đội quân thuộc hàng mạnh nhất thế giới với 3,5 triệu lính. Bắc Triều Tiên có 5 triệu lính và thêm 5 triệu quân dự bị để chiến đấu trong một cuộc chiến lâu dài. Chính sách “songun” của Bắc Triều Tiên đặt ưu tiên lương thực, nhiên liệu và các vật chất khác cho quân đội lên hàng đầu. Chế độ nghĩa vụ quân sự kéo dài 10 năm cho phép kết luận rằng hầu hết người dân Bắc Triều Tiên có ít nhiều các kinh nghiệm chiến đấu.

Bắc Triều Tiên nói họ có 605 máy bay chiến đấu và 43 tàu hải quân có trang bị tên lửa, nhưng máy bay chiến đấu của Bình Nhưỡng đa số là loại Mig 21 với tốc độ bay cận âm đã rất lạc hậu. Loại hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Triều Tiên là tiêm kích Mig 29, ra đời từ những năm 70 của thế kỷ trước và được trang bị các loại vũ khí có từ thời chiến tranh Việt Nam. Vì vậy nói về công nghệ quân sự, Bắc Triều không thể so được với Hàn Quốc, một trong các quốc gia có nền công nghệ phát triển nhất thế giới.

Hàn Quốc cho đến nay vẫn giữ mối quan hệ đồng minh chặt chẽ với Mỹ, nước có 30.000 lính đóng quân thường trực ở đây, 3.800 quân ở Nhật Bản và 5.700 ở Guam, kèm theo là lực lượng hải quân và không quân đáng kể được triển khai tới khu vực này.
 

Lợi thế tấn công trước

Tấn công Hàn Quốc trước giúp Bắc Triều Tiên có chút lợi thế về sự bất ngờ trong vài ngày. Các lực lượng đồng minh sẽ đáp trả ngay lập tức, nhưng Bắc Triều vẫn có thế chủ động. Tướng về hưu của quân đội Mỹ, James Marks, tính toán rằng thế chủ động của Bắc Triều Tiên kéo dài nhiều nhất là 4 ngày.

11-17-56_rtx28t06-1
Lính Mỹ và Hàn Quốc tập trận đổ bộ hồi tháng 3 năm nay tại Pohang, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters)

GDP của Hàn Quốc cao gấp 50 lần Bắc Triều Tiên và chi phí cho quân sự gấp 5 lần. Vì không thể đối đầu trong các cuộc chiến truyền thống, Bình Nhưỡng chú trọng các phương thức, năng lực chiến tranh phi công ước. Theo WATM, đó là vũ khí hóa học và vũ khí hạt nhân, đi kèm là các tên lửa đạn đạo để tấn công hóa học hoặc hạt nhân.

Bắc Triều Tiên không thể tấn công hạt nhân hay hóa học bằng không quân bởi số máy bay lạc hậu của họ dễ dàng trở thành mồi ngon cho các chiến đấu cơ siêu hiện đại F-22 Raptor của quân Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên.

Bình Nhưỡng cũng yếu thế hơn nếu xét về các đồng minh hay lực lượng hỗ trợ. Trong chiến tranh Triều Tiên, quân miền bắc bị lực lượng của tướng Mỹ Douglas MacArthur đẩy lui tới bờ sông Áp Lục. Chỉ khi Trung Quốc đổ rất nhiều quân và trang bị khí tài vào hỗ trợ, quân miền bắc mới có thể thực hiện các cuộc phản công.

Theo quan điểm của các sử gia và nhà báo Mỹ, khi cuộc chiến Triều Tiên nổ ra, quân miền bắc đánh xuống phía nam qua khu phi quân sự (DMZ) lúc đó chưa được bảo vệ kỹ như ngày nay và quân Mỹ lúc ấy đã rút phần lớn về Nhật Bản.

Theo WATM, để khai chiến, Bắc Triều Tiên sẽ bắn pháo và rocket từ các vị trí đồi núi dốc phía bên kia biên giới. Bắc Triều Tiên có lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới với 10.000 khẩu, đa phần được bố trí tại khu vực biên giới với Hàn Quốc. Phần lớn còn lại đặt xung quanh Bình Nhưỡng và gần Nampo, nơi có một công trình thủy điện. Rất có thể thủ đô Seol của Hàn Quốc, chỉ cách biên giới khoảng 50km, sẽ là mục tiêu đầu tiên và sẽ bị tàn phá sau những loạt đạn đầu tiên.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm