| Hotline: 0983.970.780

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng suất cây trồng tại Lâm Đồng

Thứ Ba 15/09/2020 , 06:01 (GMT+7)

Sau 5 năm thực hiện dự án, đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn, hiệu quả sử dụng nước, năng suất cây trồng, trình độ sản xuất,...

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa thuộc tiểu dự án Đơn Dương. Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất khu vực xã Lạc Xuân, Tu Tra, huyện Đơn Dương thực hiện nâng cấp sửa chữa nâng cấp các hồ chứa, xây dựng trạm bơm công nghệ cao và bê tông hóa 9,5km đường giao thông; góp phần cung cấp nước tưới cho 259ha hoa màu và kết hợp nuôi trông thủy sản; tổng chi phí đầu tư trên 59,5 tỷ VNĐ.

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa thuộc tiểu dự án Đơn Dương. Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất khu vực xã Lạc Xuân, Tu Tra, huyện Đơn Dương thực hiện nâng cấp sửa chữa nâng cấp các hồ chứa, xây dựng trạm bơm công nghệ cao và bê tông hóa 9,5km đường giao thông; góp phần cung cấp nước tưới cho 259ha hoa màu và kết hợp nuôi trông thủy sản; tổng chi phí đầu tư trên 59,5 tỷ VNĐ.

Dự án đã sửa chữa 4 hồ chứa, 1 trạm bơm công nghệ cao áp dụng tưới tiết kiệm, kiên cố hóa 44 km kênh mương và 40km đường giao thông nông thôn cấp B góp phần tưới tiêu ổn định cho khoảng 6.200 hecta và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và giao thương nông sản.

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thông các tỉnh Tây Nguyên triển khai tại tỉnh Lâm Đồng được đầu tư 4 tiểu dự án tại các huyện: Đạ Tẻh, Di Linh, Đơn Dương, Lâm Hà với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

Bao gồm: (i) Sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh công trình thủy lợi Đạ Tẻh; (ii) Sửa chữa, nâng cấp hồ thủy lợi Đông Di Linh, Tây Di Linh, đường tránh ngập hồ Ka La và HTNT phục vụ sản xuất khu vực huyện Di Linh, (iii) Sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất khu vực xã Lạc Xuân và xã Tu Tra, huyện Đơn Dương và (iv) Kiên cố hóa kênh công trình thủy lợi Đạ Đờn, huyện Lâm Hà.

Thực tiễn triển khai dự án cho thấy: Các công trình do dự án xây dựng đã được đầu tư triển khai bài bản, kỹ lương với sự tham gia từ đầu của người dân vùng hưởng lợi.

Mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân trong khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bằng cách phát huy hiệu quả việc đầu tư các kết cấu hạ tầng nông thôn (thủy lợi, giao thông, nước sạch nông thôn…); tiếp cận, áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; phục hồi và giảm thiểu việc mất đất canh tác; nâng cao trình độ thâm canh và đa dạng hóa sản phẩm trong nông nghiệp, đem lại các cơ hội việc làm ổn định cho người dân; giảm bớt chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và tăng cường trao đổi, buôn bán các hàng hóa nông sản, góp phần giảm nghèo bền vững…

Đồng thời thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Ông Đinh Dũng Tuấn – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Nông nghiệp, tỉnh Lâm Đồng:

Sau 5 năm thực hiện dự án đã sửa chữa 4 hồ chứa, 1 trạm bơm công nghệ cao, kiên cố hóa 44 km kênh mương và 40 km đường giao thông nông thôn cấp B góp phần tưới tiêu ổn định cho khoảng 6.200 hecta và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và giao thương nông sản.

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa tiểu dự án Di Linh, Lâm Đồng. Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh công trình hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh và đường tránh ngập hồ Ka La, huyện Di Linh. Vị trí tiểu dự án: Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư trên 82 tỷ VNĐ.

Nâng cấp sửa chữa hồ chứa tiểu dự án Di Linh, Lâm Đồng. Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống kênh công trình hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh và đường tránh ngập hồ Ka La, huyện Di Linh. Vị trí tiểu dự án: Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư trên 82 tỷ VNĐ.

Các tiểu dự án được thực hiện tại các huyện kinh tế mới và vùng đồng bào dân tộc nên đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, nâng cao năng xuất cây trồng trình độ sản xuất cho người dân, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu từ đó giúp gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống kinh tế, xã hội cho người dân và thúc đẩy quá trình hoàn thành chương trình nông thôn mới của tỉnh.

* Ông Nguyễn Đăng Ba - Tổ 2 thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng:

Công trình hồ thủy lợi Đông, Tây Di Linh trước đây đã xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị sạt lở nên rất mất an toàn. Việc dự án đầu tư nâng cấp là hết sức kịp thời và thiết thực với người dân vùng này. Từ khi bờ đập này khánh thành xong thì gia đình nhà tôi nói riêng và người dân khu vực này nói chung chủ động tưới tiêu và hoàn toàn yên tâm về an toàn hồ đập.

* Ông Nguyễn Thanh Tuấn – Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình công cộng huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng:

Từ ngày công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng đã đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho bà con và vấn đề an toàn hồ đập được đảm bảo tuyệt đối. Nhân dân vùng dự án hàng ngày không còn phải di chuyển trên những chuyến đò ngang mong manh, đầy bất trắc để sản xuất và thu hoạch nông sản. Đồng thời còn giúp cho người dân tiếp cận tốt hơn các dịch vụ như y tế, trường học, giáo dục, tín dụng... 

Nâng cấp kênh và đường giao thông nông thôn thuộc tiểu dự án Đa Đờn, tỉnh Lâm Đồng. Tiểu dự án: Kiên cố hoá kênh công trình Hệ thống thuỷ lợi Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Đảm bảo chủ động việc cấp nước tưới cho 2.200 ha đất canh tác nông nghiệp, thuộc khu vực xã Đạ Đờn, xã Tân Văn, thị trấn Đinh Văn thuộc huyện Lâm Hà và một phần diện tích của xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; tổng mức đầu tư trên 64 tỷ VNĐ.

Nâng cấp kênh và đường giao thông nông thôn thuộc tiểu dự án Đa Đờn, tỉnh Lâm Đồng. Tiểu dự án: Kiên cố hoá kênh công trình Hệ thống thuỷ lợi Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Đảm bảo chủ động việc cấp nước tưới cho 2.200 ha đất canh tác nông nghiệp, thuộc khu vực xã Đạ Đờn, xã Tân Văn, thị trấn Đinh Văn thuộc huyện Lâm Hà và một phần diện tích của xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; tổng mức đầu tư trên 64 tỷ VNĐ.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất