| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về truy xuất nguồn gốc nông sản

Thứ Năm 17/03/2022 , 15:01 (GMT+7)

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” giúp thanh niên nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc nông sản.

Ngày 22/3 tới, Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương tổ chức hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt”.

Hội thảo 'Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt' do Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương tổ chức. Ảnh: ĐTN.

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” do Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương tổ chức. Ảnh: ĐTN.

Theo Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai. Qua 3 năm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng hơn 20 tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và chuẩn bị đưa vào vận hành “Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia” trong năm 2022. Đây sẽ là một công cụ cho phép các nhà cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, đơn vị tham gia trong chuỗi cung ứng cùng các cơ quan quản lý... kết nối và chia sẻ thông tin.

Bên cạnh đó, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2022/NĐ-CP bổ sung thêm quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động này.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu sẽ xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch. Thực hiện Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã xác định: Việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: ĐTN.

Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: ĐTN.

Bộ NN-PTNT đã triển khai cấp mã số vùng trồng và giám sát vùng trồng, hỗ trợ các cơ sở sản xuất ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua mã QR; kiểm tra, truy xuất nguồn gốc với sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm đúng quy định...

Trong lĩnh vực thương mại, năm 2020, Bộ Công thương đã ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Bộ Công thương sẽ đề xuất danh mục các nhóm sản phẩm, hàng hóa bắt buộc áp dụng truy xuất nguồn gốc, liên kết các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa của mình với Cổng thông tin truy suất nguồn gốc quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng truy xuất nguồn gốc trong xúc tiến thương mại. 

Trên cơ sở đó, hội thảo “Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt” được tổ chức nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức của các đoàn viên, thanh niên, hợp tác xã, doanh nghiệp trẻ... về vai trò của truy xuất nguồn gốc trong việc nâng cao giá trị và định vị thương hiệu sản phẩm nông sản. Ứng dụng nền tảng số trong quản lý lưu thông, tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường nước ngoài, hướng đến thống nhất áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Hội thảo sẽ giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Từ đó, tích cực tham gia tuyên truyền, lan tỏa sản xuất an toàn, minh bạch ra toàn cộng đồng. Ảnh: TL.

Hội thảo sẽ giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Từ đó, tích cực tham gia tuyên truyền, lan tỏa sản xuất an toàn, minh bạch ra toàn cộng đồng. Ảnh: TL.

Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia đầu ngành, các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực nông nghiệp. Những thông tin hữu ích mà hội thảo mang tới giúp nhà quản lý, doanh nghiệp, HTX, đơn vị sản xuất, phân phối và người tiêu dùng hiểu rõ hơn quy định, hoạt động truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản phân phối trong nước và xuất khẩu. Qua đó, chủ động ứng dụng công nghệ để tiến thêm một bước trong việc thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của sản phẩm nông sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, hội thảo còn là diễn đàn mở để các doanh nghiệp chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, việc áp dụng những công cụ để số hóa chuỗi giá trị nông sản và sử dụng các ưu thế về truy xuất nguồn gốc để xúc tiến thương mại với các thị trường trong và ngoài nước.

Bên lề hội thảo còn diễn ra triển lãm số về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Việt Nam trên nền tảng Techfest247...

Xem thêm
Huế phải tạo 'sự thay đổi về chất' trong phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thừa Thiên - Huế phải quyết tâm thực hiện 'bước nhảy', tạo sự thay đổi về chất trong phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Lại Thế Nguyên nêu vấn đề 'căn cốt' để phát triển nông nghiệp Thanh Hóa

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.