Từ đó tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực của từng địa phương.
Kỳ vọng OCOP
Công ty TNHH Cá Đen ở phường Phú Hài (Phan Thiết) có sản phẩm nước mắm Cá Đen 320N là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu phía Nam vừa được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp thành phố. Ngoài ra, công ty này còn có sản phẩm mắm nêm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Ông Huỳnh Văn Dung đại diện Công ty TNHH Cá Đen cho biết: Nước mắm được sử dụng cá cơm sọc than loại 1 để muối mắm với công thức 3 cá 1 muối, đặc biệt không sử dụng thêm đường, bột ngọt và chất tạo màu và ủ trong 12 tháng. Còn với mắm nêm nguyên liệu hoàn toàn bằng cá chỉ vàng thật tươi không pha trộn các loại cá khác như cá cơm, cá nục, cá dảnh.
Sau khi ướp muối, cá được xay nhuyễn rồi cho vào lu, đậy kỹ phơi nắng. Sau 4 tháng, bắt đầu đảo đều rồi mới mở nắp ra phơi nắng. Để đảm bảo an toàn vệ sinh lu mở ra sẽ được chụp lại bằng lưới. Quá trình phơi nắng này lại kéo dài thêm 1 năm nữa để cá dậy mùi thơm, vị mặn mà không tanh khi ăn, cứ mỗi tuần đều được đảo 1 lần. Mắm sẽ được múc ra sẽ nấu chung với ớt, tỏi, đường, thơm, me, bột ngọt để nguội, đóng chai không chất bảo quản. Kế thừa truyền thống sản xuất nước mắm, mắm nêm của địa phương, Công ty Cá Đen đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP.
Ông Dung cho biết thêm: “Tôi đang chuẩn bị sản phẩm để thông qua Hội đồng đánh giá cấp tỉnh sản phẩm OCOP. Qua tìm hiểu tôi được biết sản phẩm khi tham gia vào OCOP sẽ nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại từ cấp quốc gia đến quốc tế”.
Còn Công ty TNHH Mười Tuyền với sản phẩm thủy sản đa dạng: cá ngừ, cá bạc má… Và, mới đây sản phẩm cá nục nguyên con được công nhận đạt chuẩn 4 sao OCOP cấp thành phố. Là doanh nghiệp chuyên thu mua và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các công ty đóng hộp uy tín, đồng thời cung cấp các sản phẩm thủy hải sản sạch cho thị trường sỉ và lẻ trong nước. Công ty tăng thêm giá trị vào các tài nguyên sẵn có của địa phương đầu tư hệ thống kho lạnh đạt chuẩn HACCP, hệ thống máy móc hiện đại…
Ngoài cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường đảm bảo giá cả, chất lượng còn quyết được lao động cho địa phương. Từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ các mặt hàng thủy sản cũng bị ảnh hưởng. Việc tham gia sản phẩm OCOP giúp công ty mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu các sản phẩm thủy sản của mình tới đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.
Với những hỗ trợ khi chủ thể tham gia chương trình OCOP được xem là giải pháp tốt nhất để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều hơn đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tập trung các nguồn lực phát triển sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao của tỉnh.
Thăm dò ý kiến: Theo bạn sản phẩm nước mắm cá đen 320N đạt mấy sao?
Khai thác thế mạnh sản phẩm đặc trưng
TP Phan Thiết tích cực triển khai “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” và là địa phương có số sản phẩm tham gia dự thi OCOP nhiều nhất tỉnh. Kỳ vọng Chương trình OCOP khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương trong sản xuất hàng hóa lĩnh vực nông - lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực kinh tế nông thôn.
Nếu so với kế hoạch ban đầu triển khai đề án Chương trình OCOP năm 2020, Phan Thiết sẽ có 12 sản phẩm tham gia dự thi OCOP thuộc các nhóm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược và nội thất trang trí. Song, do chịu tác động của dịch Covid 19 nên làm chậm tiến độ thực hiện chương trình so với kế hoạch. Tuy nhiên, Phan Thiết đang tích cực triển khai, cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của đơn vị tư vấn nên các doanh nghiệp, chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục xây dựng sản phẩm OCOP tham gia đánh giá.
Mới đây lần đầu tiên Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cấp thành phố diễn ra, trong đợt 1 đã có đến 18 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sao.
Ông Lê Văn Chơn, Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thiết kiêm Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố cho hay: “Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp thành phố đánh giá các sản phẩm trên cơ sở các hồ sơ được chủ sản phẩm cung cấp. Đồng thời, tiến hành phản biện và trao đổi để làm rõ một số tiêu chí về nội dung, chất lượng sản phẩm khi các chủ thể trình bày. Trên cơ sở đánh giá điểm của các sản phẩm, Hội đồng tiến hành nêu ý kiến và góp ý để các sản phẩm tiếp tục hoàn thiện hơn, tăng khả năng được thông qua tại vòng đánh giá cấp tỉnh”.
Bà Đặng Thị Ngọc Diệu, Phó Phòng Kinh tế Phan Thiết cho biết: “Bên cạnh một số cơ sở chưa nắm rõ thủ tục, hồ sơ sản phẩm OCOP đã đăng ký ban đầu còn e ngại tham gia. Đợt này một số cơ sở mới chưa đăng ký khi nghe thông tin thu hút các chủ thể tích cực tham gia chương trình và chuẩn bị kỹ càng”. Nhờ vậy, Chương trình OCOP Phan Thiết cũng đã lựa chọn các sản phẩm tham gia không chỉ đạt tiêu chuẩn về chất lượng mà còn tiềm năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Được biết, trong đợt 1 này TP Phan Thiết có đến 9 sản phẩm phân hạng 4 sao cấp tỉnh của 5 chủ thể gồm: Sản phẩm nước mắm truyền thống của Công ty TNHH Cá Đen; Cá mai sấy thái, cá đù cháy tỏi, mực rim me, cá mai sốt chanh, cá bống cắt nướng ăn liền của Công ty TNHH Đầm Sen; Cá bạc má nguyên con đông lạnh của Công ty TNHH Mười Tuyền; yến sào tinh chế của Công ty TNHH SXTMDV Covinest và sản phẩm nước mắm của Công ty TNHH Seagull. 11 sản phẩm còn lại được phân hạng 3 sao như Bánh rế của cơ sở Hoàng Lam, cơ sở Bánh Rế Vạn Tài Uyên; trái thanh long trắng, đỏ của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất thanh long Tiến Thành…
Với quyết tâm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới cuối năm nay, TP Phan Thiết nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP là chỉ tiêu của tiêu chí “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân”, cũng như làm sao biến các sản phẩm OCOP trở thành lợi thế thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Phan Thiết. Đồng thời, nâng tầm sản phẩm OCOP, đặc biệt một số sản phẩm đặc trưng đã có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài tiếp tục vươn xa.