| Hotline: 0983.970.780

Nền móng để Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thứ Bảy 28/10/2023 , 12:02 (GMT+7)

Nhiều xã của huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nền móng để địa phương đạt chuẩn.

Xã điển hình đầu tiên của huyện Gia Lâm là Bát Tràng khi năm 2015 đã được TP. Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2020 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Không bằng lòng với những gì đạt được, Bát Tràng nhận trách nhiệm trước huyện Gia Lâm về việc việc phải tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu để nâng cao hơn nữa cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của nhân dân.

Ngoài 2 tiêu chí bắt buộc là thu nhập và thôn thông minh, xã còn lựa chọn tiêu chí an ninh trật tự và tiêu chí du lịch để thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Bát Tràng hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp và gần 1.000 hộ đang sản xuất, kinh doanh gốm sứ các kiểu. Trong những năm gần đây, lượng khách đến làng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 20%, tạo nguồn doanh thu không nhỏ cho người dân bên cạnh doanh thu từ sản xuất.

Làm gốm ở Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Làm gốm ở Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Theo Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi, để thực hiện hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu, ngoài 2 tiêu chí bắt buộc là thu nhập và thôn thông minh, xã lựa chọn tiêu chí an ninh trật tự và tiêu chí du lịch. Đến thời điểm này, công tác xây dựng NTM kiểu mẫu của xã Bát Tràng đã cơ bản hoàn thành. Kinh tế của xã tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - thương mại – dịch vụ - du lịch.

Xã đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, cải tạo các tuyến đường, trùng tu, tôn tạo di tích các di tích lịch sử, xây dựng mới trụ sở, các nhà văn hóa. 100% đường ngõ xóm có điện chiếu sáng; 100% trường học 3 cấp đạt chuẩn quốc gia và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trạm y tế xã đạt chuẩn; 5/5 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa”; 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Nhờ cơ cấu kinh tế hợp lý giữa sản xuất và thương mại, du lịch nên thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 86,5 triệu đồng/người/năm và không còn hộ nghèo.

Vốn là một xã từng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, Dương Quang trước đây chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy vậy, thời gian gần đây, nhờ biết huy động nội lực và ngoại lực trong việc xã hội hóa xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của xã ngày một khởi sắc.

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 71 triệu đồng, không còn hộ nghèo. 100% số hộ có nhà kiên cố. 100% tuyến đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn và đường ngõ xóm được cứng hóa. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 85,1%. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đạt 100% khối lượng. Đáng phấn khởi là cả 9/9 thôn trong xã đạt danh hiệu "Làng văn hóa”; Xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam thăm làng gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam thăm làng gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Hay như xã Yên Thường một xã từng khó khăn tương tự nhưng nay nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thương mại mà thu nhập bình quân đầu người đạt 77,9 triệu đồng/năm. 100% trục chính, đường liên thôn được cứng hóa, bê tông, rải nhựa apphal; 100% đường ngõ xóm trên 2m có điện chiếu sáng; các trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 2; Trạm Y tế xã đạt chuẩn theo quy định; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa; 100% hộ được sử dụng nước sạch.  

Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, đến hết năm 2022 đã có 15 xã, chiếm 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 2 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Huyện có 20.038 lao động được đào tạo, sau đó hầu hết họ đều có việc làm. Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng có 92,9% người dân tham gia bảo hiểm y tế; có 122 thôn làng được công nhận làng văn hóa; 100% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; 100% số hộ được sử dụng nước sạch. Gia Lâm không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 71,7 triệu đồng/người/năm; 22 thôn làng được công nhận làng văn hóa; 100% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển; 100% số hộ được sử dụng nước sạch. Huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế; 20/20 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 75/78 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia…

Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng. Ảnh: NNVN.

Quá trình thực hiện nông thôn mới huyện luôn gắn với tiêu chí lên quận nên đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng bóng đèn led, trồng thêm nhiều cây xanh hai bên đường.

Theo ông Nguyễn Văn Chí- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội, những gì mà Gia Lâm đã làm trong thời gian qua trong xây dựng nông thôn mới là rất ấn tượng. Địa phương này hoàn toàn đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ để báo cáo TP trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.